Lầm tưởng 1: Tuổi đôi mươi không thực sự quan trọng
Đây là thời gian để bắt đầu đưa ra lựa chọn có chủ ý về công việc, thành phố và thậm chí cả cuộc sống tình yêu để thiết lập cuộc sống mà bạn muốn có ở tuổi ba mươi của mình. Một cô gái trẻ cho rằng các lựa chọn trước 30 tuổi chỉ là luyện tập, nhưng câu trả lơi là: “Hãy cân nhắc vai mà bạn đang tập luyện để diễn.”
Lầm tưởng 2: Bạn cần phải tìm ra nghề nghiệp hoàn hảo để làm
Thay vì tiếp tục tìm kiếm công việc trong mơ tuyệt đối, nhận một công việc không phải là lý tưởng cũng không sao, miễn là có điều gì trong đó có thể dẫn đến công việc khác, cơ hội tốt hơn trong tương lại. Cũng tốt nếu công việc đó có cái gì độc đáo. Với những người đang trải qua khoảng thời gian tuổi 20 “thất nghiệp”, hãy coi trọng việc nâng cao "vốn bản sắc" của mình bằng cách lựa chọn một công việc bán thời gian thú vị. Nếu bạn phải làm người trông trẻ hoặc phục vụ pha cà phê để kiếm sống trong một thời gian, tốt thôi, nhưng thử cố gắng tìm một cách để có được nhiều kinh nghiệm cao cấp trên sơ yếu lý lịch.
Ảnh minh họa.
Lầm tưởng 3: Bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn
Trước khi trở thành ngôi sao trong mắt của bạn, bạn cần phải thực tế về những kỹ năng và mục tiêu của mình. Người ở độ tuổi 20 thường nghe, ‘Ôi chà, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn trong thế giới rộng lớn này!’ Ai cũng nói thế, nhưng điều đó không đúng sự thật. Điều mà chúng ta biết về bản thân mình nhưng quên hoặc giữ kín, như giấc mơ thời thơ ấu được làm việc với các con vật hoặc năng khiếu thể chất bị lãng quên sau khi học trung học. Để giữ cho bạn khỏi bị choáng ngợp bởi những khả năng “vô tận”, hãy gom lại thành một vài kế hoạch cụ thể mà bạn có thể theo đuổi.
Lầm tưởng 4: Nếu bạn tìm ra công việc hoàn hảo, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy phải làm việc
Có nhiều rao giảng về việc hãy làm những gì bạn yêu thích mỗi ngày. Không có gì đáng ngạc nhiên, những rao giảng đó che đậy một sự thật phiền phức của cuộc sống: Công việc là công việc, ngay cả khi công việc của bạn là dẫn dắt những chuyến đi thuyền kayak hay là một nhà thiết kế thời trang. Nhưng có ảo tưởng rõ ràng khác mà độ tuổi 20 có xu hướng tán thành là: Tôi có thể làm theo niềm đam mê và công việc của tôi sẽ trở nên dễ dàng, hoặc tôi có thể tự xích mình vào một cái bàn trong đau khổ. Đúng vậy, có những công việc không dành cho cho bạn, nhưng ý tưởng về công việc hoàn hảo giống như nghĩ rằng một khi bạn kết hôn, bạn sẽ sống hạnh phúc mãi mãi mà không bao giờ có một trận cãi vã nào.
Lầm tưởng 5: Bạn có thể có được công việc bạn muốn sau này
Một trong những hối tiếc của những người tuổi 30 là họ không tìm hiểu lựa chọn nghề nghiệp của họ đầy đủ. “Tôi ước gì mình có nhiều thời gian hơn và mạo hiểm nghề nghiệp nhiều hơn trong khi tôi có cơ hội.” Đó là vì nhà tuyển dụng sẵn sàng chấp nhận rủi ro với bạn khi bạn vẫn còn trẻ và mới mẻ. Nhưng ở độ tuổi 30, nhà tuyển dụng bắt đầu bỏ qua một bên những ứng viên vẫn còn đang tìm kiếm họ muốn làm việc gì.
Lầm tưởng 6: Nếu bạn không thích công việc, hãy từ bỏ
Trước khi bạn đập lá thư từ chức lên bàn sếp, hãy dừng lại để tự hỏi những câu hỏi này: • Điều gì ở công việc này làm cho tôi không hạnh phúc? • Tôi có còn nhận được gì từ trải nghiệm công việc này không? • Có còn bất cứ điều gì ở công việc này mà tôi thích? • Tại sao tôi đã từng nghĩ muốn làm việc ở đây? Sau đó cân nhắc về tài chính. Bạn có quỹ khẩn cấp không? Bạn có đủ tiền tiết kiệm để hỗ trợ bạn trong quá trình chuyển đổi không?
Lầm tưởng 7: Nếu bạn có một sếp tệ hại, hãy bỏ đi không nhìn lại
Một cấp trên tệ hại không phải luôn là lý do để cắt đứt và bỏ đi. Có một cấp trên tồi tệ là kinh nghiệm độc đáo bạn có thể có được khi ở tuổi 20. Nếu bạn nhận thấy có điều gì đó từ công việc đang làm sẽ giúp bạn thành công sau này, hãy ở lại cho đến khi bạn tích lũy đủ, và sau đó rời đi. Sử dụng những gì đã tích lũy để có được công việc tiếp theo với một người sử dụng lao động tốt hơn. Và, bất cứ khi nào có thể, nhớ rời đi theo cách tốt đẹp nhất và tử tế nhất. Thế giới nhỏ hơn bạn tưởng, một ngày nào đó vị sếp tệ hại kia biết đâu sẽ ở vị trí có thể giúp bạn - hoặc không giúp.
Lầm tưởng 8: Nhảy việc luôn xấu
Trên thực tế, còn hơn cả ổn, để thử một vài công việc khác nhau và thậm chí cả sự nghiệp ở độ tuổi 20. Nhưng phải đặt mục tiêu và hiệu quả. Hãy nhớ rằng, sự khác biệt giữa một người nhảy việc để tìm công việc mơ ước với một người không có khả năng được tuyển dụng là có một vòng cung tường thuật trên sơ yếu lý lịch - một cách để nối tất cả các quyết định này lại với nhau thành một câu chuyện liền mạch.
Lầm tưởng 9: Tuổi 20 được trao quyền
Tư duy tiến tới không chỉ đến cùng với tuổi tác. Nó đến cùng với thực hành và kinh nghiệm. Tuổi 20 sẽ học cách thích nghi với môi trường làm việc, họ chỉ cần một cơ hội tức thời để chứng minh bản thân.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]