Việc yêu “Tây” thường được ngưỡng mộ bởi của những người xung quanh, tuy nhiên những người trong cuộc có rất nhiều tâm sự mà không phải ai cũng biết. Hãy điểm qua những điểm mất và được khi có nửa kia là người nước ngoài nhé!
Được
1. Bình đẳng trong tình yêu
Có một điều phải công nhận rằng đa số giới trẻ nước ngoài không chỉ bình đẳng trong cuộc sống mà còn cả trong tình yêu nữa. Họ không đòi hỏi một cuộc tình ai là người chủ động, ngày kỷ niệm ai mua hoa tặng quà. Hay con gái thì phải biết nấu ăn, con trai thì phải biết sửa xe đạp... Ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, vì vậy hẹn hò với sinh viên nước ngoài với tư tưởng phóng khoáng chính là điểm tựa cho bạn cảm thấy tự tin để hoàn thiện bản thân.
Bình đẳng trong tình yêu từ nhưng điều nhỏ nhặt nhất, như cùng nhau chuẩn bị bữa ăn.
2. Sòng phẳng tiền nong
Sòng phẳng không hề có nghĩa là chi li tiết kiệm, hóa đơn cho bữa ăn nào hay món đồ chung cũng phải cộng gộp chia đôi chính xác từng đồng. Sòng phẳng đôi khi là anh ấy chủ động trả tiền bữa này, bữa sau bạn hãy chủ động thanh toán nhé. Hay chỉ đơn giản là cả hai cùng tặng nhau những món quà bé nhỏ nhưng đầy ý nghĩa dành cho nhau vào những dịp đặc biệt. Hơn nữa, tính sòng phẳng đi kèm với sự ga lăng khiến những cuộc hẹn hò với người nước ngoài tuyệt đối không xuất hiện tình huống “chia tay đòi quà” như một vài trường hợp ở Việt Nam.
Những món quà nhỏ bé nhưng lại có giá trị tinh thần rất lớn.
3. Lúc nào cũng như ngày mới yêu
Có lẽ do ảnh hưởng từ văn hóa và lối suy nghĩ của Đông Á, tình yêu đôi lứa ở Việt Nam đôi khi còn bao hàm cả “tình” - “nghĩa”. Trong đó với lối sống phóng khoáng và suy nghĩ cởi mở của phương Tây, tình yêu dựa trên tình cảm, và đôi khi bao gồm cả tình dục. Nhưng trên hết, với họ một mối quan hệ được duy trì bởi hạnh phúc của hai bên nên những quyết định được đưa ra một cách dứt khoát. Một khi đã bước vào một mối quan hệ nghiêm túc, họ sẽ hết lòng vì tình yêu và đặc biệt cố gắng hết mình để cả hai cảm thấy vui vẻ và sung sướng nhất.
Lúc nào cũng như ngày mới yêu.
Mất
4. Rào cản ngôn ngữ
Ngôn ngữ tưởng chừng như không phải là vấn đề trong tình yêu, nhưng khi những bất đồng quan điểm giữa hai người xuất hiện, đó là lúc bạn nhận ra thật khó để giãi bày hết tâm tư bằng một thứ ngôn ngữ khác. Rào cản về ngôn ngữ đặc biệt được đẩy lên tới cao trào khi ngôn ngữ chung của hai người đều không phải là tiếng mẹ đẻ.
Rào cản ngôn ngữ, tưởng chuyện nhỏ mà hóa chuyện lớn.
5. Rào cản văn hóa
Thời gian đầu yêu nhau, sự khác biệt về văn hóa đôi khi là lại có sức hút mãnh liệt như hai thỏi nam châm ngược dấu vậy. Nhưng thời gian bên nhau càng dài, bạn và nửa kia sẽ ngày càng nhận ra những điểm khác nhau đến khó hiểu trong hành động, thái độ cũng như suy nghĩ của đối phương. Đây cũng là một trong những thử thách lớn nhất dành cho các cặp đôi này, quyết định chuyện hai người trong tương lai nên tiếp tục hay dừng lại.
6. Sự tham gia từ phía gia đình
Không phải gia đình nào ở Việt Nam cũng có lối suy nghĩ cởi mở để chấp thuận việc con cái có người yêu là người nước ngoài. Không hiếm những câu chuyện “dở khóc dở cười” khi cậu con trai đưa cô người yêu Tây ra mắt gia đình, kết cục lại nhận được sự phản đối và ánh mắt không hài lòng của phụ huynh. Những tình huống như vậy vô tình đẩy các bạn trẻ vào tình huống khó xử khi phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc gia đình hoặc người yêu.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]