Theo số liệu năm 2010, sức mua của người dân Qatar đạt 187,1 trong khi của Mỹ là 100 và Anh là 75,7. Năm 2013, GDP bình quân đầu người của dân Qatar là hơn 88.221 USD.
Qatar có dân số khoảng 1,9 triệu người. Trong đó, dân nhập cư, phần lớn từ Nam Á và Philippines, chiếm đa số với tỷ lệ 8:1 so với dân bản địa. Đây là quốc gia có tỷ lệ người nhập cư lớn nhất thế giới.
Theo Hiến pháp Qatar, việc chỉ trích Quốc vương được coi là một tội. Hiến pháp mới năm 2005 của nước này bảo đảm quyền tự do báo chí, nhưng vào năm ngoái nhà thơ Muhammad ibn al-Dheeb al Ajami vẫn bị tù chung thân (sau đó giảm xuống 15 năm) vì dám viết thơ đùa cợt về Quốc vương. Người dân Qatar vẫn chờ đợi quyền bầu cử chưa được thực hiện dù chính phủ đã hứa hẹn từ lâu.
Thậm chí trong các nước Ả Rập, việc phát âm từ "Qatar" cũng rất đa dạng và phần lớn không giống cách phát âm trong tiếng Anh. Ku-TER, Ka-TAR, KA-tar, KA-tr hay Catarrh đều được chấp nhận. Theo tiếng Ả Rập, phát âm chữ “a” gần giống trong từ “guitar” nhưng bạn có thể đọc theo cách mình thích.
Hiện nay, tiểu vương mới của Qatar, Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani, là nhà lãnh đạo trẻ nhất thế giới Ả Rập. Vào những năm 1990, ngay trước khi cha mình mới lên nắm quyền, anh đã được học trong môi trường giáo dục tiếng Anh cao cấp của trường Sherborne và Harrow. Năm 1998, Sheikh tốt nghiệp Học viện Quân đội Hoàng gia Sandhurst tại Anh.
Qatar không chỉ là nước có sản lượng xuất khẩu dầu và khí gas tự nhiên lớn, mà còn là quốc gia tiêu thụ khủng nguồn nhiêu liệu này. Ước tính, Qatar là nước có tỷ lệ thải khí CO2 trên đầu người cao nhất thế giới, với khoảng 49,1 tấn/người vào năm 2008. Trong khi đó, con số này ở Mỹ và Anh lần lượt là 18 và 8,5 tấn.
Bạn có thể cho rằng, Trung Quốc là nước tăng trưởng kinh tế thần kỳ của thế kỷ 21 nhưng vẫn chưa là gì so với Qatar. Từ năm 2000 tới 2010, kinh tế Qatar tăng trưởng 12,9%, trong khi đó kinh tế Trung Quốc tăng 10,5%. Qatar là nước tăng trưởng kinh tế nhanh thứ 4 thế giới và nhanh nhất trong số các nước giàu.
Các nước nhỏ giàu có thường tránh xa các vấn đề tranh cãi lớn trên thế giới nhưng Qatar là một ngoại lệ. Nước này là thành viên Lực lượng can thiệp của NATO giúp lật đổ Gaddafi tại Libya, và tài trợ cho lực lượng nổi dậy tại Syria chống lại Assad. Qatar cũng là đồng minh lớn của Mỹ, cho phép xây dựng căn cứ không quân Al Udeid của Mỹ trên lãnh thổ. Nước này cũng mới cho phép tổ chức Taliban mở văn phòng tại Doha.
Chính quyền Qatar rất kín tiếng về hoat động kinh doanh nhưng thường chi tiêu mạnh tay để gây chú ý. Có trụ sở tại thủ đô Doha của Qatar, Al-Jazeera là công ty có vốn đầu tư của Chính phủ và cũng là đài truyền thanh quan trọng nhất trong thế giới Ả Rập. Năm 2008, chính quyền Qatar cũng chi mạnh tay xây dựng bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo tại nước này. Năm 2022, nước này sẽ là quốc gia Hồi giáo đầu tiên đăng cai World Cup.
Năm 2005, Cơ quan đầu tư Qatar được thành lập, chuyên đầu tư trên khắp thế giới nhằm giúp Qatar giảm phụ thuộc vào giá dầu. Qatar sở hữu tòa nhà Harrods, Shard, doanh trại Chelsea Barracks, đại sứ quán Mỹ, khu làng Olympic và nhiều khu bất động sản khác. Cơ quan đầu tư Qatar cũng sở hữu hơn 25% cổ phần chuỗi siêu thị lớn thứ 2 của Anh là Sainsbury's, đồng sở hữu hãng phim Miramax.
Cả nước chỉ có 2 cửa hàng bán rượu chai (không uống tại chỗ)
Hai cửa hàng này được đặt tại Doha và do công ty Phân phối Qatar điều hành. Nếu muốn mua rượu tại đây, bạn cần thư xác nhận của sếp về mức lương hàng tháng, và chỉ được mua một lượng hạn chế.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]