Chỉ còn vài ngày nữa, Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ chính thức có hiệu lực. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân sẽ cùng áp dụng một thang bảng lương thống nhất. Theo quy định của Luật BHXH mới, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp nhà nước, có nguồn gốc nhà nước, các khoản chi phí về bảo hiểm xã hội sẽ tăng lên đáng kể từ năm 2016 kèm theo là các mức xử lý vi phạm khi trốn hoặc gian lận đóng bảo hiểm xã hội trong Luật Hình sự sửa đổi đã khiến nhiều doanh nghiệp vừa lo, vừa sợ.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Phạm Minh Huân đã khẳng định Luật BHXH mới sẽ mang lại những ảnh hưởng tốt đến đời sống người lao động: “Bảo hiểm là câu chuyện của 10, 20 năm sau. Người sử dụng lao động không chỉ phải chăm lo tiền lương, thu nhập tiền thưởng cho người lao động mà còn phải đảm bảo cho cuộc sống tương lai của người lao động”.
Trước những nguy cơ của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập sau khi Luật BHXH có hiệu lực, ông Phạm Minh Huân cho biết: “Phía đại diện người sử dụng lao động muốn mức điều chỉnh vừa phải trong khi người lao động muốn điều chỉnh cao hơn. Những doanh nghiệp lâu nay trả lương xung quanh mức lương tối thiểu sẽ bị ảnh hưởng nặng tới sức cạnh tranh. Theo tính toán, chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên từ 10 đến 15%”.
Theo ông Phạm Minh Huân, để hạn chế các tác động xấu, trước hết, doanh nghiệp cần phải xem xét lại chi phí, lập phương án khi tăng tương, tăng BHXH. Ngoài ra, việc sắp xếp lại phương án tổ chức cũng là phương án khả thi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp cần phải tiết kiệm các chi phí để tăng lương bởi người lao động chính là nguồn lực quan trọng để tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]