Vào những năm 1920-1930, người khổng lồ Green là linh vật của thương hiệu Green Giant. Năm 1935, công ty quảng cáo nổi tiếng Leo Burnett mới thêm từ “Jolly” vào tên của người khổng lồ Green. Điều này giúp cho nhân vật trông bớt kinh dị hơn trong các quảng cáo in khi vẻ mặt cau có được thay thế bằng một nụ cười.
Trong quảng cáo trên truyền hình đầu tiên vào những năm 1950, Green trông đáng sợ hơn bao giờ hết. Cuối cùng, Leo Burnett phát hiện ra rằng, khi để hình ảnh của Green hơi nghiêng, trông anh ta không những đỡ đáng sợ mà còn đem lại hiệu quả cao hơn.
40 nhóm thiết kế đã mất tới 18 tháng để sáng tạo ra linh vật Wenlock và Mandeville của Thế vận hội Olympic London năm 2012. Một nhà phê bình nhận xét rằng, cặp đôi này là sản phẩm của mối tình một đêm giữa cậu bé rối biết hát Teletubby và Dalek – nhân vật phản diện trong series phim truyền hình dài tập Doctor Who của đài BBC.
Dù không được đánh giá cao về mặt sáng tạo, nhưng Mr. Six - linh vật của công viên giải trí Six Flags ra mắt vào năm 2004 - cũng đem lại hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, khi giám đốc Daniel Snyder của Washington Redskins mua lại Six Flags vào năm 2005, ngay lập tức ông tuyên bố loại bỏ linh vật này. Chia sẻ với tạp chí Times, ông nói: “Tại sao Six Flags lại hướng tới trẻ em với hình ảnh một ông già đáng sợ như vậy?”.
Linh vật của thương hiệu nho khô California Raisins xuất hiện trên các quảng cáo truyền hình vào năm 1980. Đây là các nhân vật đất sét hoạt hình gây cười gợi liên tưởng nhóm về nhạc nổi tiếng Rolling Stones khi về già. Tuy nhiên, những trái nho khô này lại có nét mặt trông khá đáng sợ.
Đôi khi, tạo ra linh vật trông đáng sợ lại là sự tình cờ. Linh vật “The King” (Vua) của Burger King trong giai đoạn 2003-2011 là một ví dụ điển hình. Về sau, mọi người bắt đầu gọi “The King” là “Vua Kinh dị”. Và Burger King có vẻ rất vui mừng chấp nhận biệt danh này.
Trong cuộc phỏng vấn với người chịu trách nhiệm thiết kế lại linh vật Lemonhead của thương hiệu kẹo Ferrara, phóng viên tờ Chicago Tribune đã hài hước hỏi: “Tại sao anh lại cố gây ra ác mộng cho các em nhỏ vậy?”. Lemonhead là một nhãn hiệu kẹo do Ferrara sản xuất từ năm 1962. Hình ảnh mới của linh vật Lemonhead không khác gì so với nhân vật cũ, ngoại trừ mái tóc như mớ dây thừng.
Linh vật Spogmonkeys của chuỗi sandwich Quiznos - sản phẩm cá nhân của một công dân Mỹ tên Joel Veitch - được cho là kỳ dị và xấu xí. Chiến dịch của Quiznos với Spogmonkeys thu hút sự chú ý của công chúng nhưng không tồn tại được lâu, bởi người ta nhận ra rằng quảng cáo đồ ăn bằng hình ảnh loài gặm nhấm không phải là ý hay.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]