Bộ xử lý này có tên KiloCore, do các nhà khoa học tại Trường Đại học UC Davis (Mỹ) nghiên cứu và được sản xuất trên công nghệ 32nm cũ của IBM. Điều đặc biệt là 1.000 lõi của KiloCore đều có thể hoạt động độc lập với nhau để xử lý các tác vụ khác nhau mà không ảnh hưởng tới hiệu năng chung của toàn bộ xử lý.
Bộ vi xử lý máy tính đã đạt mốc 1.000 lõi.
UC Davis tiết lộ, KiloCore có thể tính toán 115 tỉ lệnh mỗi giây với mức điện áp chỉ 0,7 watts. Mức điện áp này thấp đến mức một viên pin AA cũng có thể đáp ứng được. Mặc dù được sản xuất trên công nghệ 32nm, nhưng khi so sánh với bộ xử lý theo công nghệ 14nm của máy tính xách tay hiện đại, nó hiệu quả hơn khoảng 100 lần.
Bộ xử lý mạnh nhất sản xuất theo công nghệ 14nm hiện tại của Intel chỉ có thể xử lý hàng triệu phép tính mỗi giây chứ không thể vươn tới hàng tỉ phép tính như KiloCore. KiloCore có thể đạt xung nhịp xử lý mạnh nhất là 1,78GHz và khả năng tự ngắt những lõi không cần thiết để tiết kiệm điện năng.
Thực tế, đối với người dùng thông thường thì bộ xử lý KiloCore là quá mức cần thiết, nhưng trong tương lai nó chắc chắn sẽ được quan tâm, đặc biệt trong các dự án siêu máy tính, phân tích dữ liệu lớn, Internet of Things (IoT),...
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]