Suy nhược thần kinh (Neurasthenia hay Nervous Prostration) là căn bệnh tổn thương chức năng thần kinh mạn tính, đặc trưng bởi sự suy kiệt về thể chất và tinh thần. Thuật ngữ "suy nhược thần kinh" không còn được sử dụng trong ngành tâm thần học tại Hoa Kỳ và Úc nhưng vẫn được sử dụng ở Vương quốc Anh, nó bao gồm một phổ rộng các triệu chứng như cảm giác đau hoặc tê ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, mệt mỏi mãn tính, suy nhược, lo lắng, và ngất xỉu. Phát hiện bổ sung kết hợp với thuật ngữ này có thể bao gồm nhịp tim đập nhanh dữ dội mà có thể là bất thường (đánh trống ngực, nhịp tim nhanh); lạnh, bàn tay và bàn chân; thở nhanh bất thường (thở hồng hộc); chóng mặt hoặc muốn ngất; thở dài định kỳ; và/hoặc đổ mồ hôi mà không có lý do rõ ràng.
Giống như hầu hết các căn bệnh tổn thương chức năng thần kinh, yếu tố nguy cơ quan trọng có thể kể đến như đặc điểm di truyền, nghề nghiệp, tuổi tác và giới tính. Thống kê cho thấy, các bậc cha mẹ có những triệu chứng như thường xuyên kích động hoặc rơi vào tình trạng lão hóa sớm thì con cái thường yếu ớt và khả năng chống lại sự suy nhược thần kinh sẽ kém hơn. Những công việc trí óc đòi hỏi tư duy phức tạp với áp lực cao độ cũng sẽ tạo ra nguy cơ phát sinh bệnh cao hơn nhóm ngành nghề khác. Suy nhược thần kinh phát sinh mạnh mẽ ở những người trưởng thành, khi các mối quan tâm và sự lo âu về cuộc sống trở nên nặng nề hơn bao giờ hết; do đó bệnh hiếm khi được tìm thấy trước tuổi 20 cũng không sau tuổi 55 hoặc 60, khi gánh nặng được chuyển sang vai những người trẻ. Đa số những triệu chứng suy nhược thần kinh được tìm thấy ở nam giới. Ở Việt Nam bệnh thần kinh suy nhược chiếm 3 – 4%, ở các nước Phương Tây chiếm tới 5 – 10% số dân
Bệnh được đặc trưng bởi “hội chứng suy nhược thần kinh” (neurasthenia syndrome) với bộ 3 triệu chứng hay gặp là đau đầu, mất ngủ và tình trạng kích thích suy nhược. Các triệu chứng này chủ yếu có căn nguyên do sang chấn tâm lý (stress) và thường không gây ra những tổn thương thực thể. Tuy nhiên, nếu không sớm khắc phục các rối loạn này thì tổn thương thực thể là điều khó tránh khỏi.
- Đau đầu: bệnh nhân có cảm giác căng tức vùng đầu, đau bề nông và lan tỏa, tình trạng đau luôn thay đổi và phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc. Đau nhức đầu có thể tăng lên khi xúc đông, kéo dài trong 1 vài giờ thậm chí cả ngày. Khi bệnh nhân đã giải tỏa được tâm trạng căng thẳng hoặc giải quyết được áp lực công việc thì triệu chứng có dấu hiệu giảm đi. Các dấu hiệu cũng giảm khi bệnh nhân có giấc ngủ tốt.
- Rối loạn giấc ngủ: có 87% bệnh nhân có dấu hiệu mất ngủ, trong khi 5% khác lại ngủ nhiều khi bị suy nhược thần kinh. Với những người bị mất ngủ, việc đi vào giấc ngủ thường khó khăn hơn rất nhiều, giấc ngủ không sâu và hay mộng mị. Đặc biệt là về đêm, người bệnh hay trằn trọc và ngủ chập chờn, dễ bị thức giấc bởi tiếng động, tiếng ồn hay ánh sáng. Những người này thường có tâm trạng mệt mỏi, chán nản và uể oải khi bắt đầu công việc vào ngày mới, ban ngày hay bị buồn ngủ và ngủ gà. Với 5% ngủ nhiều, người bệnh thường mê man và triền mien gặp ác mộng đến không thể thức dậy, mặc dù dễ ngủ nhưng cơ thể vẫn thường xuyên mệt mỏi.
- Trạng thái kích thích suy nhược: bệnh nhân dễ bị kích thích bởi các yếu tổ bên ngoài và thường xuyên có tâm trạng cáu kỉnh. Những kích thích nhỏ như tiếng ồn, tiếng nói to, tiếng cười đùa…đều khiến bệnh nhân không thoải mái. Trang thái kích thích dễ bùng lên nhưng cũng nhanh chóng bị dập tắt, sau cùng chỉ còn lại những mệt mỏi và phiền muộn. Ban đầu người bệnh có thể chỉ phản ứng với những người thân thiết xung quanh như bố mẹ, vợ chồng, con cái… sau đó sẽ đẫn đến gắt gỏng, nóng nảy và thiếu nhẫn nại với bất cứ người nào tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Thời kỳ đầu việc nghỉ ngơi có thể khiến bệnh thuyên giảm nhưng về sau việc này cũng không có tác dụng nhiều.
Để điều trị triệt để căn bệnh suy nhược thần kinh, cần phối hợp điều trị làm thuyên giảm triệu chứng cũng như giải quyết căn nguyên của bệnh.
Điều trị triệu chứng:
- Đau đầu: dùng thuốc giảm đau, châm cứu, xoa bóp, vật lý trị liệu…
- Mất ngủ: dùng thuốc các thuốc an thần gây ngủ.
- Lo âu, trầm cảm: dùng thuốc an thần, chống trầm cảm.
Điều trị nguyên nhân: chủ yếu là sử dụng các biện pháp tâm lý
- Loại bỏ stress
- Tạo tâm lý ổn định thoải mái bằng các hoạt động thể thao, chế độ làm việc và sinh hoạt hợp lý.
- Bồi dưỡng nhân cách cho bệnh nhân, làm cho bệnh nhân vững vàng chống đỡ stress, liệu pháp gia đình, tọa đàm tâm lý, tâm lý nhóm, tâm lý tác phong
Ngoài ra cần có các biện pháp phối hợp như bồi bổ cơ thể, loại trừ các bệnh nguyên nhân và loại trừ tác động của stress.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]