Mất ngủ là gì?
"Mất ngủ" có thể là một triệu chứng hoặc một rối loạn cụ thể được báo cáo chủ quan về việc khó khăn với khởi đầu giấc ngủ, thời gian hoặc chất lượng xảy ra mặc dù có cơ hội thích hợp cho giấc ngủ và gây nên những hậu quả cho hoạt động ban ngày.
Mất ngủ thường xuyên xảy ra ở người già
Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là gì?
Ăn uống không lành mạnh
- Ăn quá nhiều vào buổi tối, đặc biệt là ăn nhiều protein sẽ khiến cho cơ thể phải hoạt động cật lực để tiêu hóa hết lượng thức ăn đó.
- Rượu, bia, thuốc lá, caffein là những chất đã được chứng minh là là ảnh hưởng đến giấc ngủ theo những cơ chế khác nhau.
Phòng ngủ không thích hợp
- Có quá nhiều tiếng ồn, ánh sáng trong phòng (không chỉ là ánh sáng ban ngày mà có thể là ánh sáng từ đèn đường, từ các thiết bị công nghệ, máy tính bảng, tivi...) cũng chính là thủ phạm khiến bạn mất ngủ.
- Phòng ngủ lộn xộn sẽ khiến bạn khó có thể có được một giấc ngủ tử tế.
Căng thẳng, stress
- Những mối bận tâm về công việc, học tập, gia đình có thể khiến não bộ phải hoạt động cả đêm, làm bạn khó ngủ.
- Rối loạn tâm lí sau những chấn thương hoặc những chuyện đau buồn cũng gây căng thẳng, khiến bạn khó ngủ hơn.
- Thậm chí việc băn khoăn làm sao để cho mình có được một giấc ngủ ngon đôi khi cũng là nguyên nhân khiến nhiều người mất ngủ.
Lịch trình làm việc không phù hợp
- Những người thường xuyên phải thay đổi lịch trình làm việc sẽ khó có thể có được giấc ngủ ổn định do cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đồi.
- Một số người có thói quen làm việc muộn vào ban đêm, tập thể dục vào buổi tối cũng khiến cơ thể bị đánh thức, khó đi vào giấc ngủ.
Một số vấn đề về sức khỏe
- Nhiều bệnh lí như viêm khớp, hen suyễn, viêm xoang, trào ngược dạ dày... là những nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến mất ngủ.
- Một số loại thuốc như thuốc điều trị dị ứng, thuốc huyết áp, tim mạch, hen suyễn, thuốc tránh thai, trầm cảm... cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng giấc ngủ.
Tại sao người già lại hay mất ngủ?
Mất ngủ là một rối loạn có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, nó lại được ghi nhận nhiều ở người cao tuổi do những nguyên nhân sau:
- Quá trình lão hóa tự nhiên của con người làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của cơ thể bao gồm nhịp thức ngủ và làm giảm đi sự thích nghi của người cao tuổi với những thay đổi tác động vào cơ thể con người. Giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể trong đó có giấc ngủ.
- Người già thường mắc nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh có khả năng gây rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do đau từ các bệnh xương khớp, do khó thở từ các bệnh như suy tim, viêm phế quản, hen suyễn... khiến người bệnh hay thức giấc và khó ngủ lại.
Người cao tuổi mất ngủ do đau xương khớp
- Người già cũng thường xuyên phải dùng nhiều loại thuốc hơn, và đó cũng chính là nguyên nhân làm cho người già thường hay mất ngủ hơn người trẻ.
- Trầm cảm được ghi nhận là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mất ngủ ở người cao tuổi. Những lo lắng quá mức, sa sút trí tuệ cũng khiến người cao tuổi rơi vào trạng thái khó ngủ.
- Môi trường sống và chế độ ăn uống của người cao tuổi cũng khắt khe hơn so với người trẻ, nếu không được đảm bảo cũng tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ.
Cần làm gì khi bị mất ngủ?
Trước hết, bản thân cần có những biện pháp thích hợp để đảm bảo giấc ngủ như:
- Có thời gian đi ngủ và thức giấc đều đặn, tránh ngủ trưa quá nhiều.
- Tắm nước ấm hoặc ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên tập thể dục, sống vui vẻ, ăn uống lành mạnh, tránh ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ
- Mặc quần áo thoải mái khi đi ngủ, không đọc sách, xem tivi trên giường.
- Phòng ngủ phải sạch sẽ, thoáng mát, yên tĩnh, có ánh sáng và nhiệt độ phù hợp.
- Kiên trì điều trị các bệnh mãn tính để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nếu như tình trạng mất ngủ quá dài, gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ban ngày thì cần thiết phải đến gặp bác sỹ để được tư vấn và cho thuốc phù hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi.
Ở người cao tuổi, những thay đổi về chức năng của các cơ quan như gan, thận, dạ dày,... làm ảnh hưởng đến hấp thu, chuyển hóa, thải trừ thuốc. Người già tay chân yếu, mắt kém, trí nhớ giảm sút.. có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng cách. Do đó dùng thuốc ở người già có nguy cơ không đạt hiệu quả và gây nhiều tác dụng không mong muốn hơn những đối tượng khác.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]