Đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra bởi sự thiếu hụt hay không thể sử dụng insulin, dẫn đến các rối loạn chuyển hóa hydratcarbon. Trong đó đặc trưng chính của bệnh là sự tăng đường huyết.
Vai trò của insulin
Insulin do tuyến tụy tiết ra có vai trò kiểm soát đường huyết của chúng ta vì:
- Nó vận chuyển glucose từ máu vào tế bào: sau bữa ăn, lượng đường trong máu tăng nhanh chóng được insulin vẫn chuyển vào trong tế bào dưới dạng dự trữ khi cần. Giúp cho đường huyết của bạn luôn được ổn định.
- Tại gan: insulin thúc đẩy đường chuyển về dạng dự trữ là glucagon hoặc lipid, cũng làm hạn chế lượng lường trong máu.
- Mặt khác nó còn giảm sự tạo đường mới ở gan.
Insulin do tuyến tụy tiết ra có vai trò kiểm soát đường huyết của chúng ta
Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường typ 1: hay còn gọi là đái tháo đường (ĐTĐ) phụ thuộc insulin:
- Những người trong nhóm này thường là trẻ tuổi, ở độ tuổi dưới 30 và trong nhà không có người từng bị ĐTĐ trước đó.
- Nguyên nhân gây bệnh thường do virus, thức ăn, điều kiện sống (nhiễm khuẩn, stress) làm cho tế bào sản xuất insulin bị hủy hoại nghiêm trọng theo cơ chế tự miễn.
-Với nhóm này, biểu hiện của người bệnh sẽ rất rầm rộ: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh dễ dẫn đến bị hôn mê.
- Khi đến bệnh viện khám và xét ngiệm, nồng độ insulin trong máu rất thấp, có khi không đo được.
- Người bệnh bắt buộc phải dùng insulin khi điều trị.
Đái tháo đường typ 2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin hay còn gọi là đề kháng insulin.
- Khác với typ1, trong nhóm này, người bệnh thường ở tuổi trung niên(>40t).
- Nguyên nhân gây bệnh thường do chế độ sinh hoạt không hợp lý, ít vận động thể lực, béo phì, stress quá mức... Tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc có đủ insulin nhưng hoạt động không hiệu quả, hoặc kết hợp cả hai.
- Các triệu chứng của ĐTĐ type 2 âm thầm lặng lẽ nên bệnh nhân gần như không biết được mình có bệnh nếu không đi khám sức khẻ định kỳ.
- Khi xét nghiệm, nồng độ insulin trong máu đo được thấy bình thường hoặc cao.
- Khi điều trị, bạn có thể không cần dùng insulin.
3 biến chứng cấp tính của Đái tháo đường
- Nhiễm toan ceton: thường xảy ra ở người ĐTĐ typ 1. Khi bị, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nhịp thở, hơi thở có mùi ceton, da khô. Có khi bị cả hôn mê, huyết áp hạ, nhịp tim nhanh.
- Hôn mê: biến chứng này thường hay xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ typ2, ở bệnh nhân nữ, trên 60 tuổi. Đặc điểm rõ ràng để phân biệt với biến chứng ở trên là người bệnh có nhịp thở khác, hơi thở không có mùi ceton.
- Hạ đường huyết: với bệnh nhân dùng thuốc đái tháo đường quá liều, dùng thuốc lúc đói, bỏ bữa ăn thì rất dễ bị hạ đường huyết đột ngột. Khi bị, người bệnh thấy vã mồ hôi, choáng váng, lơ mơ, thậm chí co giật và hôn mê.
Biến chứng do tiểu đường gây ra rất nguy hiểm.
- Về lâu dài, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ tim mạch, làm xuất hiện thêm các bệnh lý:
+ Bệnh mạch vành : sự lưu thông máu đến tim bị ngăn cản do các mảng xơ vữa cùng với sự dày lên của thành mạch làm tăng sức ép cho tim. Từ đó dẫn đến các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
+ Tăng huyết áp : đây vừa là yếu tố gây nên bệnh mà cũng vừa là hậu quả của đái tháo đường.
+ Rối loạn lipid: thường gặp ở bệnh nhân typ 2.
+ Một số biến chứng khác bạn nên biết thêm là nhiễm trùng, xuất hiện ổ loét ở bàn chân, hoại tử chi, tổn thương khớp làm hạn chế vận động.
Điều trị đái tháo đường
Biện pháp không dùng thuốc
- Đảm bảo khẩu phần ăn cân đối cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và các chất điện giải, hạn chế các loại đường hấp thu nhanh.
- Hạn chế uống rượu, bia.
- Vận đông thể thao rất quan trọng đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Mức độ luyện tập cần cân nhắc sao cho phù hợp với lứa tuổi và tình trạng tim mạch của bạn.
- Việc cung cấp cho mình những kiến thức về đái tháo đường sẽ giúp cho việc điều trị bệnh được hiểu quả hơn, đồng thời lường trước được các biến chứng.
Biện pháp dùng thuốc
- Dùng insulin: việc này chỉ bắt buộc với nhóm bệnh nhân typ1.
- Dùng thuốc hạ đường huyết: các thuốc này sẽ được bác sỹ chỉ định sau khi bạn đã thực hiện chế độ ăn và vận động thể lực nhưng thất bại. Khi sử dụng thuốc, bạn vẫn cần tiếp tục thực hiện chế độ ăn và vận động để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Kiểm tra lượng đường trong máu.
Đái tháo đường là một bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây cũng là bệnh xuất hiện nhiều nhất trong rối loạn chuyển hóa nội tiết. Vậy nên việc nắm vững kiến thức về bệnh không những để chủ động phòng ngừa, có cái nhìn đúng đắn về bệnh mà còn đưa ra được phương án điều trị hiệu quả cho mình.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]