Nhầm lẫn việc “sử dụng dầu ăn đa dạng”
Theo Trí thức trẻ, nhiều loại dầu có tên khác nhau nhưng thực chất lại chứa thành phần axit béo giống nhau. Về cơ bản, những loại dầu đậu nành, dầu ngô, dầu đậu phộng... đều không mấy khác nhau về thành phần cấu tạo.
Nếu muốn đa dạng hóa dầu ăn, cách tốt nhất là bạn nên lựa chọn những loại dầu có thành phần axit béo khác nhau để tránh trùng lặp.
Chế biến dầu ở nhiệt độ cao
Sai lầm nhiều người mắc phải là do dầu vào nồi rồi chờ tới khi dầu ăn sôi và bốc khói mới cho thức ăn vào chế biến. Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư.
Dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Khi đun ở nhiệt độ cao, các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen. Chúng có thể tạo ra các amin sinh vật, dẫn đến nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú.
Tái sử dụng dầu ăn bừa bãi
Nhiều bà nội trợ thường không nỡ bỏ đi lượng dầu ăn còn lại trong lần nấu nướng đầu tiên và "tái sử dụng" chúng để chiên, xào ngay sau đó. Kỳ thực, cách tiết kiệm này gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong một thời gian dài, dầu ăn sẽ sản sinh ra transfat – một chất có hại với cơ thể con người. Việc hấp thu chất này trong một thời gian dài sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ gây ung thư.
Bởi vậy, nếu muốn tận dụng dầu ăn, cách tốt nhất là nên dùng lượng dầu thừa trong lần nấu đầu tiên để trộn rau, làm salad, tẩm ướt… Tuyệt đối không nên để dầu thừa này tiếp tục tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Dùng dầu ăn hoàn toàn thay mỡ
Để có sức khỏe tốt khi nấu ăn tốt nhất nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật để chế biến thức ăn. Mỡ động vật vẫn có những tác dụng nhất định với cơ thể nên chúng ta vẫn cần dùng đến trong thực đơn hàng ngày. Mỡ động vật cung cấp lipid để cấu tạo nên các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cholesterol cho cơ thể mặc dù số lượng không nhiều. Dầu thực vật có tác dụng cung cấp các axit béo không no (omega 3 và omega6).
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, với người khỏe mạnh bình thường thì nên sử dụng song song dầu thực vật mà mỡ động vật (trẻ em nên ăn theo tỉ lệ 50 - 50). Còn với người béo phì, cholestorol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường… thì chỉ nên dùng dầu thực vật để giảm lượng chất béo động vật vào cơ thể. Nggười bị xơ vữa động mạch đã có biểu hiện ra thành bệnh tim mạch thì nên ăn hoàn toàn dầu thực vật.
Tin vào dòng chữ "không chứa cholesterol" trên bao bì
Trên thực tế, cholesterol chỉ có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Dầu thực vật hầu như không chứa loại chất này.
Bởi vậy, dòng chữ "cholesterol" được in phổ biến trên bao bì của các loại dầu ăn thực vật thực chất chỉ là một loại mánh lới quảng cáo của các nhà sản xuất.
"Quy chụp" màu sắc với chất lượng sản phẩm
Màu sắc của dầu được quyết định bởi nguyên liệu, công nghệ chế biến và mức độ tinh luyện. Càng được tinh luyện, dầu càng có màu nhạt.
Bởi vậy, việc đánh giá chất lượng của dầu thông qua màu sắc là thiếu khách quan.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]