Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bạn hẳn đã nghe điều này rất nhiều lần trong các lời khuyên về sức khỏe. Thế nhưng, bạn sẽ nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết tầm quan trọng của bữa sáng, khi biết rằng thói quen bỏ ăn sáng có thể dẫn tới các bệnh như:
Các bệnh về dạ dày và túi mật
Đường nhiên đường tiêu hóa sẽ là nơi trực tiếp chịu những hậu quả của việc bỏ ăn sáng. Các dịch tiết từ dạ dày và trong túi mật đã sẵn sàng để tiêu hóa thức ăn, nhưng nếu bạn không ăn, chúng sẽ làm loét thành dạ dày hoặc đọng trong túi mật, từ đó dần hình thành bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày mãn tính, sỏi mật…
Xơ vữa động mạch
Khi bạn không ăn sáng, cơ thể sẽ có cảm giác bị bỏ đói và tự động "bù" vào bữa tối. Đừng ngạc nhiên nếu tối hôm ấy bạn bỗng dưng thèm ăn nhiều cơm, đồ ngọt và các món giàu mỡ hơn. Những thực phẩm này rất có hại, đặc biệt là khi ăn nhiều vào buổi tối, khiến cơ thể tiêu hóa không kịp và góp phần gây mỡ máu, xơ vữa động mạch. Khi bạn còn trẻ, chứng bệnh này chưa biểu hiện rõ hệ quả. Nhưng nó là nguyên nhân chính cho những cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim nguy hiểm lúc lớn tuổi đấy!
Béo phì
Càng nhịn ăn càng béo – đó là sự thật khi bạn bỏ bữa sáng để giảm cân! Bỏ bữa sáng khiến bạn đói cồn cào và có xu hướng ăn nhiều hơn vào buổi trưa, ăn vặt bằng đồ ngọt trong ngày… điều này ảnh hưởng rất xấu tới cân nặng của bạn. Ngoài ra, bên cạnh việc tập thể dục, quá trình trao đổi chất và tiêu hóa cũng giúp tiêu tốn không ít calo. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ nhất vào buổi sáng, vì vậy nếu bạn không ăn sáng, bạn đã bỏ qua giai đoạn tiêu hao mỡ thừa tự nhiên của cơ thể.
Tiểu đường tuýp 2
Bạn còn trẻ và không lo lắng về việc tiểu đường, nhưng thực chất, hệ quả của tiểu đường là vô cùng đáng sợ và khó trị dứt điểm khi đã mắc bệnh. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tiểu đường ở người trẻ đang ngày càng tăng cao vì lối sinh hoạt thiếu khoa học. Điển hình như khi bạn bỏ bữa sáng, mức insulin trong máu sẽ giảm xuống. Tới bữa trưa, vì ăn trong lúc đói và hạ đường huyết, mức insulin có xu hướng lại tăng vọt lên. Việc trồi sụt liên tục này khiến cho nguy cơ tiểu đường tăng cao, kể cả khi bạn còn trẻ hay đã kiêng khem đường, mỡ…
Huyết áp thấp
Không ăn sáng khiến lượng đường trong máu tụt giảm, bạn sẽ có các cảm giác như: chóng mặt, thiếu tập trung, nhức đầu… Ở một số người, họ không thể đứng được một lúc lâu vì máu không đủ để lên não. Về lâu dài, thói quen này sẽ biến thành chứng huyết áp thấp mãn tính, khiến bạn luôn trong tình trạng chóng mặt và mệt mỏi, khó có thể vận động mạnh.
Suy giảm khả năng miễn dịch
Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức. Hơn nữa, nếu nhịn ăn sáng, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
Táo bón
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày, đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bỏ bữa sáng khiến bạn cho phép thỏa sức ăn uống trong các bữa tiếp theo. Điều này 'mở đường' cho sự gia tăng calo hấp thụ. Theo một đánh giá của trung tâm nghiên cứu ung thư tại Anh, những người tăng cân hoặc béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư.
Ảnh hưởng đến chức năng nhận thức
Một chế độ ăn uống khoa học với bữa sáng đầy đủ sẽ đảm bảo chức năng nhận thức luôn ổn định. Thử nghiệm trên 2 nhóm thiếu niên độ tuổi 12 - 15 tuổi cho thấy, một nhóm ăn sáng đầy đủ, nhóm còn lại phải nhịn bữa sáng. Kết quả trong bài kiểm tra khả năng rất thú vị: Nhóm ăn sáng có thể quan sát với độ chính xác cao hơn nhóm nhịn ăn sáng. Như vậy, ăn sáng tăng cường chức năng nhận thức.
Mắc bệnh mãn tính
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
Nguyên nhân đau nửa đầu
Hạ đường huyết là một thuật ngữ y tế được sử dụng để biểu thị lượng đường trong máu đang ở mức thấp. Bỏ bữa làm giảm lượng đường hấp thụ và từ đó sản sinh hoóc-môn bù lại lượng đường glucose. Đây là nguyên nhân tăng huyết áp, gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu. Nguy cơ này cao hơn ở những người bỏ bữa sáng - bữa đầu tiên trong ngày và có nhiệm vụ bổ sung năng lượng cho 12 giờ nhịn ăn. Vì vậy, muốn loại bỏ những cơn đau đầu khó chịu, hãy duy trì bữa sáng hàng ngày.
Tốc độ lão hóa nhanh
Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt. Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày.
Rụng tóc
Những bữa ăn với một lượng nhỏ protein nguy hại có thể ảnh hưởng đến lượng chất sừng, ngăn cản quá trình mọc tóc và thậm chí là gây rụng tóc. Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn sở hữu một mái tóc khỏe, không gãy rụng, hãy đảm bảo bữa sáng giàu protein mỗi ngày.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]