Da mặt khô là một trong những nỗi khó chịu và lo lắng nhất. Bởi da khô sẽ kéo theo sự thô ráp, căng, thậm chí tấy đỏ, có vảy và ngứa ngáy. Có nhiều nguyên nhân làm khô da và hiểu rõ điều này sẽ giúp tìm ra giải pháp điều trị thích hợp.
1. Dấu hiệu và triệu chứng
Da có nhiều loại chính, bao gồm da thường, da khô, da dầu và da hỗn hợp. Trong đó, da khô là tình trạng da phổ biến và mắc phải đối với một số người. Khi già đi, người ta cũng cần xem xét về tác động của lão hóa đối với da.
Da thường là loại da không bị khô cũng không bị dầu. Có nhiều nguyên nhân làm da thường trở nên khô.
Da khô là loại da dễ bị khô và thường cảm thấy căng và thô ráp tại một số vùng.
Da dầu là loại ít bị khô hơn, trừ trường hợp rửa mặt quá mức, hoặc do phương pháp chăm sóc da không đúng cách.
Da hỗn hợp thường dễ bị khô tại một số vùng cụ thể như ở má, trong khi vùng chữ T thường bị dầu.
* Các dấu hiệu và triệu chứng của da khô và da rất khô
Da khô: Khi da bắt đầu mất độ ẩm, tình trạng khô được nhận biết như sau: Căng, khô ráp
Da rất khô: Nếu tình trạng da khô không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và biểu hiện: Rất căng; Bong tróc; Nứt nẻ; Ngứa châm chích. Lúc này, các đường nhăn do khô da xuất hiện, dẫn đến sự lão hóa da sớm và hình thành các nếp nhăn.
Da khô và nhạy cảm: Khi bị khô, da thường trở nên nhạy cảm; tuy nhiên, da nhạy cảm không phải lúc nào cũng liên quan đến tình trạng khô da. Bạn nên tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da có chứa các thành phần dễ gây kích ứng như hương liệu và phẩm màu. Luôn kiểm tra xem sản phẩm có được nghiên cứu lâm sàng về độ dung nạp phù hợp đối với da nhạy cảm hay không.
Da khô có thể liên quan đến các bệnh khác
Xerosis là thuật ngữ y học cho bệnh khô da. Tên bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp; "Xero" nghĩa là "khô" và "osis" nghĩa là "bệnh".
Các bệnh viêm da như viêm da cơ địa và vảy nến cũng có liên quan tình trạng khô da.
Các bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất như bệnh đái tháo đường và các bệnh về thận cũng có thể tăng nguy cơ khô da.
Một số thuốc trị mụn, dù thoa hay uống, có thể làm cho da dầu dễ nổi mụn trở nên rất khô.
Do khô làn da không có khả năng điều tiết được lượng nước cần thiết
2. Nguyên nhân gây khô da mặt
Có nhiều nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài làm khô da nhưng tất cả đều làm cho da mất nước. Mức độ khô da phụ thuộc vào số lượng và cường độ tác động của các yếu tố này.
Nguyên nhân bên ngoài: Các nguyên nhân bên ngoài gây khô da đều làm tổn thương đến hàng rào lipid bảo vệ bề mặt da. Một khi hàng rào lipid bị phá vỡ, độ ẩm trên bề mặt da dễ dàng thoát ra ngoài và các chất giữ ẩm cũng dễ dàng bị mất đi. Khi các nhân tố giữ ẩm tự nhiên bị suy giảm, da không thể giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô hơn cho đến khi chúng được bổ sung, và khi hàng rào lipid được phục hồi.
Nếu da khô không được điều trị bằng kem dưỡng ẩm có chứa các nhân tố giữ ẩm, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn và làm tổn thương mạng lưới cung cấp độ ẩm ở các lớp da sâu hơn bên dưới.
Dòng chảy tự nhiên cung cấp độ ẩm đến các lớp tế bào da phía trên bị suy giảm dẫn đến da khô nghiêm trọng hơn.
Các nguyên nhân chính bên ngoài là do các tác động môi trường và phương pháp chăm sóc da. Da mặt thường dễ bị các nhân tố gây khô da này tác động hơn các vùng khác trên cơ thể.
Yếu tố môi trường: Thời tiết khắc nghiệt - nóng, lạnh và không khí khô.
Các thay đổi theo mùa - các triệu chứng khô da thường diễn biến nặng hơn vào mùa đông hoặc mùa hè.
Tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, và da dễ bị khô khi lão hóa.
Quá trình chăm sóc da: Tắm gội lâu và thường xuyên với nước nóng làm mất đi các lipid tạo nên hàng rào bảo vệ da.
Phương pháp chăm sóc da không đúng cách - quy trình và lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp cho da khô là rất quan trọng. Đặc biệt, bạn cần phải tránh dùng các loại xà phòng mạnh để không làm mất đi các lipid tự nhiên trong da.
Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ làm thay đổi sự cân bằng độ ẩm trong da. Các loại thuốc kiểm soát huyết áp như thuốc lợi tiểu, thường có tác dụng phụ này. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc nếu bạn nghĩ một loại thuốc nào đó có thể là nhân tố gây khô da.
Các nhân tố bên trong
Các yếu tố di truyền: Mỗi người có một bộ gen duy nhất quyết định các đặc điểm của làn da như sắc tố, độ ẩm và nồng độ lipid. Điều này có nghĩa là, với cùng điều kiện như nhau, những người khác nhau sẽ có độ ẩm và nồng độ lipid khác nhau trong da. Người có da sáng dễ bị khô da hơn người có làn da sẫm màu. Bên cạnh đó, các loại bệnh như viêm da cơ địa, vảy nến, bệnh tiểu đường và bệnh vảy cá thường có mối liên hệ di truyền.
Các tác nhân về nội tiết tố: Khi lượng nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, ví dụ trong giai đoạn dậy thì và khi mãn kinh, mức cân bằng độ ẩm trong da có thể bị ảnh hưởng theo. Trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen trong cơ thể suy giảm và làm da khô hơn. Khô da cũng có thể xuất hiện khi đang mang thai.
Tuổi tác: Khi chúng ta già đi, khả năng tiết mồ hôi và lipid của da sẽ giảm đi do sự suy giảm chức năng của các tuyến mồ hôi và tuyến nhờn dưới da. Tuổi càng cao thì da càng dễ khô và da càng khô thì lại càng dễ dẫn đến sự hình thành các rãnh và nếp nhăn do khô da.
Lão hóa da sớm: Lão hóa da thường xảy ra do tuổi tác. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với ánh nắng quá mức và không có sự bảo vệ khỏi tia cực tím (tia UV) có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa da, dẫn đến hình thành các rãnh và nếp nhăn sớm.
Chế độ ăn uống: Da cần một lượng dưỡng chất, axit béo không bão hòa và vitamin nhất định để đảm bảo hoạt động bình thường. Thiếu hụt bất kỳ thành phần nào cũng có thể dẫn đến khô da.
3. Các tác nhân gây khô da
Bên cạnh các nhân tố chính làm da khô, nhiều nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới việc khô da. Hiểu rõ các tác nhân này có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm tác động của chúng.
Thiếu phương pháp chăm sóc hiệu quả
Nếu tình trạng khô da không được điều trị hợp lý, hoặc nếu sử dụng kem dưỡng ẩm không phù hợp, tình trạng da có thể trở nên nghiêm trọng hơn thay vì cải thiện dần. Nguyên nhân do quá trình khô da bắt đầu lan ra và tác động đến hệ thống cung cấp độ ẩm ở các lớp tế bào da bên dưới trong khi các lớp này chịu trách nhiệm đưa hơi ẩm lên các lớp tế bào da bên trên.
Phơi nắng
Phơi nắng quá mức có thể làm tăng nặng tình trạng khô da mặt. Vì vậy, cần sử dụng loại kem chống nắng có công thức dành riêng cho da khô với các hoạt chất dưỡng ẩm bên cạnh các nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng (SPF). Cần đặc biệt lưu ý, kem chống nắng và bất kỳ sản phẩm chăm sóc nào dành cho da khô cũng không được chứa hương liệu và phẩm màu dễ gây kích ứng, vì da khô, đặc biệt là da mặt bị khô rất dễ bị kích ứng hơn da thường.
Khi da lão hóa, cấu trúc da bị tổn thương và các nếp nhăn sâu hơn bắt đầu xuất hiện
Tác hại do yếu tố nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp có môi trường làm việc dễ gây khô da. Ví dụ, các môn thể thao ngoài trời, làm vườn, nghỉ mát ở vùng có khí hậu lạnh dễ tăng nguy cơ gây khô da mặt.
Thiếu nước
Độ ẩm trên da phụ thuộc sự cân bằng nước trong cơ thể. Do đó, khi cơ thể thiếu nước, cơ thể không thể cung cấp đủ lượng nước đến cho da.
Đối tượng dễ bị thiếu nước là người già vì cảm giác khát bị suy giảm theo tuổi tác và những người lao động chân tay hoặc phải vận động nhiều.
Hút thuốc
Chất độc toxin trong khói thuốc, bao gồm nicotine, có thể làm giảm lưu lượng máu. Tình trạng này làm chậm quá trình trao đổi chất trong da. Do đó da dễ bị khô và lão hóa sớm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]