1. Uống nhiều đồ uống nhiều đường
Uống các loại nước ngọt cola, soda, nước tăng lực... có chứa nhiều đường hoặc sy-rô bắp cao fructose sẽ dẫn đến béo bụng.
Uống các loại nước ngọt cola, soda, nước tăng lực... có chứa nhiều đường hoặc sy-rô bắp cao fructose sẽ dẫn đến béo bụng.
2. Uồng nhiều đồ uống có cồn
Một nghiên cứu phát hiện rằng những người đàn ông tiêu thụ hơn 3 ly thức uống có cồn mỗi ngày có hơn 80% khả năng béo bụng hơn những người dùng ít cồn hơn.
Tiêu thụ nhiều cồn làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh và có liên hệ đến việc tăng mỡ bụng.
3. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (trans fat/chất béo bão hòa)
Các loại chất béo chuyển hóa thường được dùng để kéo dài thời gian tiêu thụ cho các thực phẩm đóng gói, như bánh muffin, bột làm bánh và bánh quy.
Chất béo chuyển hóa đã được chứng minh là nguyên nhân gây viêm loét. Từ đó có thể dẫn đến chứng kháng insulin, bệnh tim và các loại bệnh khác.
Các loại chất béo bão hòa làm tăng chứng viêm loét, từ đó dẫn đến chứng kháng insulin và tích tụ mỡ bụng.
4. Lười vận động
Lười vận động không chỉ làm cho cơ thể yếu đi mà nó cũng làm cho chúng ta béo ra, đặc biệt là béo bụng.
Một khảo sát lớn từ nằm 1988 đến 2010 tại Mỹ chỉ ra rằng đã có sự gia tăng đáng kể tính lười vận động, khối lượng cơ thể và vòng bụng của cả đàn ông lẫn phụ nữ.
Một nghiên cứu thăm dò khác so sánh các phụ nữ xem tivi nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày với những người xem ít hơn 1 giờ mỗi ngày. Nhóm xem tivi nhiều hơn có gấp đôi nguy cơ mắc “béo phì vùng bụng nghiêm trọng” so với nhóm ít xem tivi hơn.
Lười vận động không chỉ làm cho cơ thể yếu đi mà nó cũng làm cho chúng ta béo ra, đặc biệt là béo bụng. Ảnh minh họa.
5. Chế độ dinh dưỡng ít protein
Chế độ ăn giàu đạm sẽ làm bạn cảm thấy no và thỏa mãn, tăng cường tốc độ trao đổi chất và giúp bản thân tự giảm lượng calo hấp thụ. Ngược lại, hấp thụ ít protein có thể làm tăng mỡ bụng về lâu dài.
Nhiều nghiên cứu khảo sát quy mô lớn chỉ ra những người tiêu thụ nhiều protein nhất thì ít thừa mỡ bụng nhất. Có đủ lượng protein (đạm) cần thiết trong chế độ ăn là một nhân tố quan trọng để tránh tăng cân.
6. Mãn kinh
Tăng mỡ bụng trong thời kỳ mãn kinh là việc rất bình thường. Khoảng thời điểm này, mức estrogen trong cơ thể giảm đáng kể, làm tăng mỡ vùng bụng, thay vì ở hông và đùi.
7. Nước trái cây
Nước trái cây chính là một dạng ngụy trang của thức uống có đường. Thậm chí nước trái cây không thêm đường 100% nguyên chất vẫn chứa rất nhiều đường.
Mặc dù nước trái cây cung cấp các vitamin và khoáng chất, lượng đường fructose mà nó chứa có thể gây ra hiện tượng kháng isulin và đẩy nhanh quá trình tích mỡ bụng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]