Khoai tây
Triệu chứng này có thể kéo dài từ 1-6 ngày và khiến bệnh nhân hoàn toàn kiệt sức. Nhưng may mắn là chúng ta có thể nhận biết các dấu hiệu của độc tố solanine bằng các vùng có màu xanh dưới lớp vỏ của khoai tây. Khoai tây bị phơi sáng nhiều và đã hình thành độc tố cũng có thể phát triển các mầm nhỏ. Một khi bạn gọt bỏ tất cả vùng có màu xanh và mầm nhỏ, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức khoai tây mà không phải lo ngại về các vấn đề sức khỏe.
Sắn (khoai mì)
Khi được chế biến và bảo quản đúng cách như phơi khô, sắn trở nên vô hại, nhưng nếu bỏ qua bất kỳ khâu xử lý nào trong quá trình chế biến thành phẩm cũng biến sắn trở thành loại độc dược nguy hiểm.
Do tính chất nguy hiểm này mà quy trình chế biến các thực phẩm có nguồn gốc từ sắn được quy định chặt chẽ và cần có sự giám sát nghiêm ngặt. Nếu không cẩn thận, chất độc trong củ sắn có thể khiến người sử dụng bị một hội chứng gây tê liệt được gọi là konzo cùng các triệu chứng như khó thở, đau ngực, tiêu chảy.
Đậu ngự
Một điểm đáng lưu ý là bạn phải chắc chắn rằng nước ở nhiệt độ sôi trong 10 phút đó bởi nếu bạn nấu đậu ở nhiệt độ dưới 100 độ C, độc tính của đậu ngự được nhân lên. Có nghĩa là bạn không nên hầm đậu ngự trong nồi lâu trừ khi bạn đã đun sôi chúng.
Các triệu chứng khi trúng độc bao gồm đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn và ói mửa từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nhưng may mắn là trong nhiều trường hợp các phản ứng này tự giảm và mất đi trong một vài giờ. Tuy nhiên, theo các ghi chép trong phòng thí nghiệm, những con chuột có chế độ ăn uống có 1% đậu ngự đã chết chỉ trong hai tuần.
Theo Giadinh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]