Mứt Tết siêu bẩn
Mỗi dịp Tết đến xuân về, những khu vực chuyên sản xuất mứt lại trở nên nhộn nhịp. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, chất lượng các sản phẩm này đã trở thành mối bận tâm cho nhiều người. Vẫn là những sản phẩm cổ truyền, những miếng mất bí, mứt quất, mứt xoài… thơm ngon bắt mắt nhưng đằng sau đó lại là sự lo ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sau khi nhiều cơ sở làm mứt tết bẩn đã bị phát hiện.
Mứt Tết càng có màu sặc sỡ càng độc hại (Ảnh minh họa).
Thậm chí ở nhiều cơ sở, mứt Tết được phơi ở những bãi đất hoang, mứt bị "trộn" lẫn phân động vật, do gia cầm đi lại bên trên mà không có bất kỳ công nhân nào xua đuổi. Hay nhiều cơ sở, ruồi bọ thậm chí còn chết đen trong nồi sên mứt. Điều này làm người tiêu dùng dấy lên sự lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng các sản phẩm này dịp Tết.
Gà “ thỏa sức” kiếm ăn và phóng chất thải ra mứt.
Mới đây, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cũng khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn.
Hoa quả "lạ" không rõ nguồn gốc
Tết Nguyên đán là một trong những dịp khiến hoa quả "lạ", không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan vào thị trường Việt, bủa vây người tiêu dùng. Tươi ngon, bắt mắt, giá rẻ... những loại hoa quả này thường khiến người mua bị "đánh lừa".
Trên thực tế, có không ít trường hợp hoa quả để vài tháng không hỏng, thậm chí tới gần 1 năm. Những trường hợp này, phần lớn là do người dân mua hoa quả Trung Quốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Theo chuyên gia về sức khỏe sinh sản, hoa quả "lạ" nhiễm độc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cao không chỉ gây ra những bạo bệnh như ung thư, suy gan suy thận…mà còn làm suy thoái cả nòi giống. Nguy hiểm hơn, cả thiram và melarsoprol trong một số loại hoa quả "ngậm hóa chất" đều là chất không tan hoàn toàn trong nước, nên cho dù có rửa kỹ đến mấy, thậm chí ngâm lâu bằng nước muối, thì những chất này vẫn còn tồn dư trên hoa quả, rất nguy hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Vì vậy, người tiêu dùng cần hết sức chú ý, tránh mua những loại hoa quả trái mùa, nhất là trong dịp Tết; mua những loại hoa quả rõ nguồn gốc xuất xứ, không nên tham rẻ...
Hạt dưa, hạt hướng dương ngậm thuốc nhuộm vải
Mỗi dịp Tết đến, trong liễn bánh kẹo của mọi gia đình Việt, nhà nào cũng có một chút hạt dưa, hạt hướng dương để cắn cho vui miệng. Những năm gần đây, nỗi lo sợ về chuyện hạt dưa, hạt hướng dương chứa nhiều chất độc đang khiến người dân hoang mang, dè chừng.
Theo đó, rất nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng xút để tẩy trắng, làm sạch hạt dưa, hạt hướng dương. Sau đó, để bảo quản cho hạt dưa không phai màu, hóa chất được sử dụng chính là Rhodamine B - một chất được dùng để nhuộm vải.
Theo các chuyên gia, chất này dính lại ở vỏ, thậm chí ngấm vào nhân bên trong. Khi ăn, Rhodamine B xâm nhập cơ thể, gây tổn thương gan, thận, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư. Người có gan kém có thể bị dị ứng tức thì, biểu hiện là nổi mẩn trên da, sung huyết.
Để phân biệt thực phẩm có chứa loại hóa chất này, khi chọn hạt dưa, người tiêu dùng nên tránh những hạt dưa có màu sắc sặc sỡ, bóng đỏ như son. Khi dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào, hạt dưa có Rhodamine B sẽ phát sáng.
Bánh chưng được luộc bằng pin
Với mỗi gia đình người Việt, ngày Tết không thể thiếu đi cặp bánh chưng bày trên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý trong việc lựa chọn bánh chưng ngày Tết bởi những chiếc bánh xanh đẹp, dẻo thơm lại có thể ẩn chứa hóa chất không tốt cho sức khỏe.
Chất độc được nhắc tới chính là pin. Môi trường chính những viên pin thông thường là kiềm. Trong môi trường này, diệp lục sẽ chuyển thành màu xanh đậm. Đồng thời, kiềm còn giúp tinh bột hấp thụ nước tốt và trong hơn. Do đó, nhiều người đã dùng pin để luộc cùng bánh chưng, vừa làm bánh nhanh chín, hạt nếp trong, màu của vỏ bánh lại xanh hơn, bắt mắt mắt hơn.
Tuy nhiên, những nguy cơ tiềm tàng lại không được nhiều người chú ý tới, đó là các kim loại nặng có trong pin. Chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd) và thạch tín (As)… đều là những chất kịch độc, nguy hiểm cho não, thận, tim mạch và khả năng sinh sản của con người.
Một trong những bí kíp nhỏ giúp mọi người tránh chọn phải bánh chưng độc hại kiểu này là cần chú ý tới màu sắc của bánh khi mua. Bánh chưng thường luộc phải mất 8 - 9h mới chín, do đó lớp lá bên ngoài thường ngả màu, hơi vàng. Trong khi đó, bánh chưng luộc bằng pin mất ít thời gian hơn, vỏ ngoài cũng có màu xanh mướt, ánh tím.
Bia, rượu giả
Bia, rượu là những loại đồ uống không thể tránh khỏi đối với nam giới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn tràn lan các sản phẩm làm giả gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người tiêu dùng.
TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán tỷ lệ bệnh nhân ngộ độc rượu gia tăng. Số ca ngộ độc rượu tăng lên là do người dân uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu không có nguồn gốc rõ ràng. Có trường hợp rượu pha bằng cồn công nghiệp, uống vào có thể gây chết người.
Cơ quan chức năng đang kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh rượu.
TS Phạm Duệ khẳng định, uống nhiều rượu, nhất là rượu giả, kém chất lượng có thể gây ngộ độc rượu, thậm chí là tử vong. Các bệnh thường gặp khi nghiện rượu như rối loạn tâm thần, hoang tưởng, sơ gan… Riêng rượu kém chất lượng, pha bằng cồn công nghiệp (methanol), có thể gây chết người.
Ông Duệ cũng chỉ ra, vào dịp Tết, nhiều người thậm chí còn cho thuốc trừ sâu vào rượu làm cho rượu đậm đặc hơn sau khi nấu. Mặc dù, không chết người ngay nhưng nó làm cho người uống bị tai biến động mạch tĩnh, ảnh hưởng sức khỏe.
Bánh kẹo giả
Những ngày gần Tết, nhu cầu về bánh kẹo tăng cao. Đây cũng là cơ hội để các loại hàng giả, hàng nhái thâm nhập "đánh lừa" người tiêu dùng. Bao bì không khác gì bao bì thật, nhưng nguyên liệu làm ra chúng lại từ... bột đá, bột ngọt. Theo các chuyên gia y tế, nếu những loại bánh kẹo này trong thời gian dài có thể gây tắc ruột, gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Bánh kẹo bán theo cân thường là hàng nhái.
Thực tế, hàng nhái bao bì này tiêu thụ ở các thành phố lớn rất dễ bị cơ quan chức năng phát hiện, khó qua mặt được người tiêu dùng sành sỏi. Tuy nhiên, nếu đưa về tiêu thụ ở các làng quê thì lại rất đắt hàng, vì giá rẻ lại giống sản phẩm được quảng cáo trên ti vi nên vẫn đánh lừa được người tiêu dùng.
Giò chả chứa nhiều chất gây hại
Trước đây các cơ quan chức năng đã phát hiện được một số cơ sở dùng một loại bột làm giò chả để giữ được lâu hơn mà ăn thấy dai giòn, được gọi là chất “phụ gia” có màu trắng tinh, không mùi, dạng bột.
Đặc biệt, khá nhiều cơ sở dùng khuôn inox để làm giò, chả. Theo giải thích của các nhà khoa học, trong quá trình làm giò, những nguyên liệu gồm thịt, mộc nhĩ, nấm hương, muối tiêu và nhiều loại gia vị khác được trộn lẫn và đưa vào khuôn.
Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng và sử dụng lớp lót bên trong để ngăn cách tiếp xúc giữa inox và giò thì các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn inox sẽ phai ra ngấm vào thức ăn và giò chả.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]