Theo Lương y đa khoa Trần Ngọc Bích, Chủ tịch Hội Đông y huyện Yên Thế (Bắc Giang), quả na rừng (có tên khoa học là Kadsura coccinea) là loại quả thường mọc ở những khu vực có khí hậu lạnh ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn.... Cây thân leo mọc cùng những cây sống lâu năm trong rừng. Thông thường, thân cây có thể vươn leo lên 15-20 m. Một quả na rừng có cân nặng trung bình khoảng 2kg, có quả nặng đến tận 5kg. Khi chín quả sẽ nứt ra lộ phân bên trong màu đỏ.
Quả na rừng khi chín bên trong sẽ có màu đỏ và các múi nứt ra.
Những qua na càng to, múi đỏ đậm thì giá sẽ càng đắt.
Một quả na rừng có cân nặng trung bình khoảng 2kg, có quả nặng đến tận 5kg.
Thời gian gần đây, nhiều người săn tìm quả na rừng về làm thuốc. Mức giá được đưa ra tương đối cao, dao động 120.000 - 150.000 đồng/kg. Theo những người săn mua loại này, ruột na (trung bình 1 quả na chỉ có 1/3 là ruột) có thể chữa được bệnh mất ngủ, thiếu máu. Chính vì giá khá cao nên người dân ở những khu vực này đang tích cực săn tìm quả na rừng về bán. Thông thường, mỗi cây na gốc nhỏ có khoảng 5-6 quả, loại thân to có thể lên tới 30-40 quả. "Những người dân đi sâu vào rừng, tìm được những gốc lớn có thể thu về mấy chục triệu đồng mỗi chuyến", anh Giang, người dân sống ở khu vực này cho hay.
Người dân tích cực "săn" na rừng để kiếm thêm thu nhập.
Công việc hái quả na rừng khá nguy hiểm. Bởi chỉ những cây ở trên vùng đầu nguồn, độ cao trên 600-800 m mới cho quả to. Đặc biệt, cây có tán lá trung bình 10-20 m nên phải người trèo giỏi mới hái được. Chưa kể, loại quả này thu hút một loại ong rừng. Người nào bị cắn có thể bị viêm da hơn 1 tuần mới đỡ.
Một người dân đi thu hoạch na rừng.
Nhiều người đi hái na rừng nếu không cẩn thận sẽ bị ong rừng chích.
Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhiều người Trung Quốc sang mua rễ na gốc nhỏ để làm thuốc với giá 200.000 – 500.000 đồng/kg. Thấy lợi nhuận lớn nên nhiều người dân vào rừng chặt cả những gốc thân to trộn vào để bán kiếm thêm thu nhập. Cũng vì vậy nên loại quả này trở nên khan hiếm. Muốn hái được người dân phải đi vào rừng sâu. Thậm chí, 2 ngày mỗi người mới hái được vài quả.
Loại quả này ngày càng trở nên khan hiếm.
Với sự săn tìm ráo riết của người dân cùng với việc bán rễ cây với giá cao nhằm thu được lợi nhuận trước mắt đã khiến cho na rừng từ một loại quả quý nay lại phải lâm vào tình trạng hiếm, đây cũng là nguyên nhân khiến cho giá na rừng ngày một cao ngất ngưởng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]