Như cổ nhân thường nói: “Người, chỗ, lúc, thức” uống với ai, chỗ nào, vào lúc nào và thức uống gì?
Có văn hóa trà, văn hóa cà phê, không thể không có văn hóa bia. Mà văn hóa uống bia của người Việt ta lại càng khác biệt. Bất kể đối tượng tầng lớp nào, từ lao động chân tay, dân văn phòng đến trí thức hạng sang, dù ở nơi đâu, hễ đàn ông gặp nhau, gọi vài chai, thế là làm nên văn hóa.
Văn hóa bia – văn hóa hành xử
Bia Đại Việt đã bắt đầu bằng một nhân tố mang tính chất văn hóa - văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống, Tập đoàn Hương Sen đã và đang xây dựng thương hiệu của mình dựa trên những nền tảng ấy để xây dựng văn hóa ẩm thực: uống bia Đại Việt thì hành xử như thế nào?
Xây dựng văn hóa bia là rất cần thiết để bia trở thành giá trị làm thăng hoa sự sáng tạo cho con người và cho cuộc sống tốt đẹp thêm
“Bia cũng là một thức uống thông thường. Điều mà chúng ta quan tâm là thái độ ứng xử của người uống bia để tránh sự lạm dụng. Tuy bia là thức uống có nồng độ còn nhẹ nhưng có yếu tố cồn. Thực ra chúng ta rất bức xúc khi hệ quả của việc lạm dụng ấy có thể dẫn đến những tác hại đối với xã hội như an toàn giao thông, hành vi phi văn hóa, ảnh hưởng đến trật tự xã hội, nhưng thực ra Việt Nam vẫn là quốc gia tiêu thụ bia thấp nếu tính theo đầu người, nhất là khi đặt trong bối cảnh các nước nhiệt đới. Vấn đề đặt ra ở đây là văn hóa bia như thế nào. Uống như thế nào? Uống ở đâu? Uống ở mức độ nào thì vừa phải? Uống trong không gian như thế nào? Cũng như khi ông cha nói về trà cũng nói về không gian văn hóa, như một giá trị làm thăng hoa sự sáng tạo.
Đó cũng là nỗ lực mà Đại Việt đã làm và sẽ còn làm nhiều hơn nữa để thương hiệu này bền vững trong đời sống ẩm thực của người Việt hiện đại, xứng đáng với mong muốn của chủ nhân của nó là làm giàu về mặt vật chất, nhưng đồng thời làm giàu cả về mặt tinh thần”. Doanh nhân Trần Văn Sen, Chủ tịch HĐQT - TGĐ công ty Sản xuất Kinh doanh XNK Hương Sen - Chủ hãng bia Đại Việt chia sẻ trên Dân trí.
Rõ ràng, xây dựng văn hóa bia là rất cần thiết để bia trở thành giá trị làm thăng hoa sự sáng tạo cho con người và cho cuộc sống tốt đẹp thêm.
Bia là một thức uống văn minh. Hãy chỉ uống bia khi biết chắc có thể hành xử văn minh sau khi “đối ẩm”.
Văn hóa bia – trách nhiệm của doanh nghiệp và xã hội
Khẳng định điều này, ông Sen cho biết: “Bia là một thức uống truyền thống của phương Tây, du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp. Do vậy, bia Việt Nam cũng là một sự tiếp nhận từ văn hóa bia của nước Pháp, sau năm 1954, chúng ta tiếp cận với bia Tiệp Khắc, đưa ra sản phẩm đầu tiên là bia Trúc Bạch. Từ thời kỳ bia phải phân phối đến nay chúng ta có nguồn cung cấp bia ổn định cũng là thành tựu trong việc đáp ứng nhu cầu đời sống người dân.
Doanh nhân Trần Văn Sen chia sẻ: “Thương hiệu bia Đại Việt xuất phát từ tâm huyết của bản thân tôi đối với lịch sử của quê hương và dân tộc"
Văn hóa bia - nói đến văn hóa không phải cái gì đó cao xa - mà là sự ứng xử của con người với tự nhiên, với việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường của nhà máy bia, chất lượng an toàn của bia, đến vấn đề con người uống bia như thế nào, để làm gì và bia mang lại những hiệu ứng tích cực gì đồng thời cũng hạn chế những hiệu ứng tiêu cực của nó. Đó là bài toán không chỉ của các doanh nghiệp mà của cả những người tiêu thụ nó, và cũng là trách nhiệm của xã hội”.
Bia Đại Việt: Tâm huyết với lịch sử, dân tộc
Khi nói về “Đại Việt” là người ta nghĩ đến một đất nước nhỏ bé nhưng đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông, một đế chế hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.
Cho nên “Đại Việt” gợi lại niềm tự hào dân tộc, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, tình yêu quê hương đất nước của người Việt Nam. Từ sự đoàn kết, yêu thương ấy mới tạo nên sức mạnh kỳ diệu giúp nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm. Do đó, tên gọi Bia Đại Việt gợi nhắc về một quá khứ hào hùng, một tình yêu đất nước sâu sắc.
Doanh nhân Trần Văn Sen cho biết: “Thương hiệu bia Đại Việt xuất phát từ tâm huyết của bản thân tôi đối với lịch sử của quê hương và dân tộc. Không phải tự nhiên mà tôi chọn cái tên Đại Việt làm thương hiệu, mà tôi muốn gửi gắm vào đó niềm tự hào của người dân Việt Nam.
Nếu như trước đây, tôi xác định mục tiêu là phục dựng lại nghề dệt truyền thống tạo nên sản phẩm có thương hiệu để phục vụ cho tiêu dùng trong nước, đồng thời truyền nghề dạy nghề cho nhân dân nhiều xã trong huyện trong tỉnh, tạo điều kiện cho sự ra đời của các doanh nghiệp sản xuất nghề dệt, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế trong nước; thì ngày nay, sản xuất nước giải khát - bia sẽ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa địa phương mình (một tỉnh thuần nông). Đây là một ngành nghề hoàn toàn mới nhưng được phát triển với việc đầu tư có chiều sâu.
Để sản xuất bia Đại Việt, chúng tôi đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến, đồng bộ của châu Âu và sử dụng công nghệ bia là công nghệ ngoại nhập của Đức với khát vọng xây dựng một thương hiệu bia của Việt Nam thuần khiết – đảm bảo ATVSTP và đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế.
Bên cạnh việc phục vụ những người dân của mình, mang lại sự giàu có cho doanh nghiệp, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước quê hương mình, tôi mong muốn đóng góp một thương hiệu với tầm vóc rộng lớn: thương hiệu bia Đại Việt”.
Theo P.V - Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]