Nghệ đen phát triển tốt trên địa bàn Nghi Kiều (Nghi Lộc - Nghệ An)
Năm 2016 này, toàn xã Nghi Kiều trồng được 5ha cây nghệ đen, chủ yếu ở các xóm 16, 17, 18… riêng xóm 18 trồng được 2.5ha. Mặc dù thời tiết năm nay không thuận lợi, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng, nhưng được sự chỉ đạo kịp thời của xã, sự hướng dẫn kỹ thuật của khuyến nông và đặc biệt là sự nỗ lực của bà con nông dân nên hiện nay cây nghệ phát triển tốt.
Nhiều người dân làm bột nghệ trên địa bàn cho biết: Cứ 100kg nghệ củ cho 10kg tinh bột (nghệ vàng chỉ cho 7kg), bình quân một sào nghệ đen thu được 1 tấn củ, chế biến được 100kg tinh bột, với giá thị trường 450 ngàn đồng/kg tinh bột (nghệ vàng 350 ngàn đồng/kg).
Thân, lá và củ của cây nghệ đen.
Như vậy, một sào nghệ đen thu về 45 triệu đồng, 1ha dự tính cho 900 triệu đồng, trừ chi phí, 1ha còn lãi ròng 700 triệu đồng. Đây là nguồn thu lớn cho người dân ở xã miền núi Nghi Kiều nơi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân trên địa bàn còn trồng trên 15ha cây nghệ vàng, hướng tới tăng diện tích trồng nghệ đen trong những năm tiếp theo. Hiện tại, nhiều hộ dân còn mua sắm máy chế biến tinh bột để sử dụng nguyên liệu nghệ tươi trong vùng.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực... Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh...
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen 1. Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh. 2- Ăn không tiêu, bụng đầy trướng Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 - 7 ngày. 3- Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh. 4- Bổ khí, dưỡng huyết Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu |
Thân, lá và củ của cây nghệ đen.
Như vậy, một sào nghệ đen thu về 45 triệu đồng, 1ha dự tính cho 900 triệu đồng, trừ chi phí, 1ha còn lãi ròng 700 triệu đồng. Đây là nguồn thu lớn cho người dân ở xã miền núi Nghi Kiều nơi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Người dân trên địa bàn còn trồng trên 15ha cây nghệ vàng, hướng tới tăng diện tích trồng nghệ đen trong những năm tiếp theo. Hiện tại, nhiều hộ dân còn mua sắm máy chế biến tinh bột để sử dụng nguyên liệu nghệ tươi trong vùng.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực... Thường dùng chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh...
Một số đơn thuốc có sử dụng nghệ đen
1. Chữa chứng huyết ứ, kinh nguyệt không thông, bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ, kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh
Nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
2- Ăn không tiêu, bụng đầy trướng
Nghệ đen 25g, tim lợn 1 quả. Tim lợn làm sạch, thái miếng, nghệ đen thái lát, nấu chín, thêm gia vị. Ăn liên tục 5 - 7 ngày.
3- Chữa đau bụng kinh, sắc kinh xấu
Nghệ đen 20g, ích mẫu 16g, ngải cứu 8g. Sắc với 500ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Uống 5-7 ngày trước kỳ kinh.
4- Bổ khí, dưỡng huyết
Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi vị 40g. Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Ngày uống 8 - 12g. Thích hợp dùng cho các trường hợp suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]