Search
Thứ 7, 21/12/2013, 12:36 PM

Ngành nông nghiệp Myanmar tìm lại thời hoàng kim


Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Mặc dù được mệnh danh là “vựa lúa của châu Á” nhưng trong hơn 5 thập kỷ qua, sản xuất lúa gạo ở Myanmar vẫn rất trì trệ, chủ yếu do ảnh hưởng tiêu cực của các lệnh cấm vận mà phương Tây áp đặt lên quốc gia Đông Nam Á này.

Tuy nhiên, điều kỳ diệu đã xảy ra trong tài khóa 2012-2013 khi xuất khẩu gạo của Myanmar đã đạt mức 1,45 triệu tấn, cao gần gấp 2 lần so với tài khóa trước đó và cao gấp 96 lần so với năm 1997.

Theo các chuyên gia phân tích, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thành công này là chính sách mở cửa đầy táo bạo của Nay Pyi Taw.

Khi chú gấu tỉnh giấc

Trong giai đoạn 1961-1963, Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu khoảng 1,6-1,7 triệu tấn gạo/năm. Tuy nhiên, trong các năm sau đó, Naypyidaw đã để mất vị trí này vào tay các nước khác do các lệnh cấm vận của phương Tây đã tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp nước này. Khối lượng gạo xuất khẩu của “xứ chùa Vàng” đã liên tục giảm và chỉ còn 15.000 tấn vào năm 1997.

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, nhất là kể từ khi chính quyền của Tổng thống Thein Sein bắt đầu tiến trình cải cách dân chủ vào năm 2011, hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Myanmar đã bắt đầu khởi sắc.

Hãng tin Reuters dẫn các số liệu từ Bộ Thương mại Myanmar cho biết trong tài khóa 2012/2013, nước này đã xuất khẩu gần 1,45 triệu tấn gạo, cao hơn nhiều so với mục tiêu 1 triệu tấn mà Naypyidaw đã đặt ra và cao gấp gần 2 lần so với con số 790.000 tấn trong tài khóa trước đó. Với những thành tích đáng nể đó, có người đã ví Myanmar như “một chú gấu đã tỉnh giấc sau hơn 5 thập kỷ ngủ Đông.”

Hiện tại, châu Âu, Singapore, Australia, Trung Quốc và thậm chí cả Thái Lan chính là các khách hàng chủ chốt của Myanmar. Danh sách các nước nhập khẩu gạo của Myanmar đang ngày càng dài với sự tham gia của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ có thể sẽ trở thành các khách hàng mới của Myanmar khi hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước đã được khai thông.

Bên cạnh đó, Myanmar dự kiến sẽ xuất khẩu 500.000 tấn gạo/năm sang Indonesia sau khi hai nước đạt được thỏa thuận về vấn đề này vào đầu năm tới.

Thành công nhờ chính sách mở cửa

Trên thực tế, Myanmar là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực nông nghiệp. “Xứ chùa Vàng” có đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên nước dồi dào và điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh đó, Myanmar có nguồn nhân lực dồi dào và chi phí nhân công rẻ. Đây chính là những nhân tố quan trọng có thể giúp Myanmar sản xuất ra các sản phẩm có giá rẻ hơn so với nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Concepcion Calpe, chuyên gia kinh tế cao cấp của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), nói: “Không có gì phải nghi ngờ việc Myanmar có tiềm năng trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong trung hạn nếu không muốn nói là nước đứng đầu. Đây là một trong số ít các nước trong khu vực không phải đối mặt với những hạn chế về đất đai, nước hay lao động và nằm ở một vị trí chiến lược khi giáp cả Ấn Độ và Trung Quốc.”

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, vấn đề đặt ra đối với Myanmar là làm thế nào để đánh thức các tiềm năng đó. Tại thời điểm hiện nay, Nay Pyi Taw đã bước đầu thành công trong việc giải quyết vấn đề hóc búa đó. Kể từ khi tiến trình cải cách dân chủ được khởi động vào năm 2011, Chính phủ Myanmar đã ban hành hàng loạt chính sách cải cách kinh tế, trong đó có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng phát triển.

Đáng chú ý, hồi tháng 11/2012, Tổng thống Thein Sein đã ký luật đầu tư nước ngoài mới, trong đó bãi bỏ quy định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp ở mức 35%. Trước đó, năm 2003, Chính phủ Myanmar đã tư nhân hóa hoạt động xuất khẩu gạo.

Nhờ các chính sách đổi mới đó, ngành nông nghiệp Myanmar đã trở nên hấp dẫn hơn trước các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là Nhật Bản. Hồi cuối tháng 9/2013, tập đoàn Mitsui của Nhật Bản đã thành lập liên doanh với và Tập đoàn Kinh doanh Nông nghiệp Công cộng Myanmar để chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo sang nước thứ ba. Theo dự kiến, Mitsui sẽ đầu tư 100 triệu USD cho liên doanh này, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất gạo với chất lượng cao ở Myanmar.

Không chỉ có Mitsui, hàng loạt các công ty kinh doanh nông nghiệp nước ngoài, trong đó có Wilmar của Singapore hay Cargill và DuPont Pioneer của Mỹ đang tìm kiếm các cơ hội trong các lĩnh vực như sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc và cung cấp phân bón tại thị trường đầy tiềm năng.

Cùng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Myanmar cũng chủ động vay vốn từ các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB) để đầu tư cho các dự án phát triển nông nghiệp. Những nguồn vốn này đã góp phần cải thiện hệ thống tưới tiêu và các hạ tầng phục vụ nông nghiệp khác.

Vẫn còn nhiều thách thức

Sau những thành công đầy bất ngờ đó, Chính phủ Myanmar đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là nâng kim ngạch xuất khẩu lúa gạo lên 3 triệu tấn trong tài khóa 2013-2014. Tuy nhiên, có vẻ như đó là một mục tiêu xa vời khi mà ngành nông nghiệp Myanmar vẫn đang bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Tờ Eleven Myanmar dẫn các của Bộ Thương mại Myanmar cho biết nước này mới xuất khẩu được 412.740 tấn trong giai đoạn từ ngày 1/4 đến ngày 15/11/2013, chỉ bằng 50% so với lượng gạo xuất khẩu trong cùng kỳ của tài khóa trước. Để thực hiện mục tiêu xuất khẩu 3 triệu tấn gạo trong tài khóa 2013/14, Myanmar cần phải xuất khẩu 2,5 triệu tấn trong vòng 4 tháng còn lại của tài khóa. Đây chắc chắn là một nhiệm vụ bất khả thi đối với Nay Pyi Taw.

Lý giải về vấn đề này, tiến sỹ Soe Tun, Tổng Thư ký Liên đoàn Gạo Myanmar, nói chi phí sản xuất tăng, nhu cầu yếu từ các thị trường xuất khẩu chính và sản lượng gạo giảm do hiện tượng biến đổi khí hậu chính là những nguyên nhân khiến lượng gạo xuất khẩu của nước này giảm.

Mặc dù vậy, theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chủ yếu khiến Nay Pyi Taw không đạt được mục tiêu kỳ vọng là do năng suất lúa gạo của Myanmar vẫn còn thấp so với nhiều nước khác trong khu vực, ngành nông nghiệp nước này dễ bị tổn thương trước hiện tượng biến đổi khí hậu và hệ thống kho vận vẫn kém phát triển, gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu.

Trong bối cảnh đó, các chuyên gia phân tích cho rằng Myanmar cần phải nhanh chóng tiếp cận các kỹ thuật canh tác hiện đại và sử dụng các giống lúa có chất lượng cao để nâng cao năng suất, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của gạo Myanmar trên thị trường thế giới.

Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) có trụ sở ở Manila (Philippines) cho thấy nếu 2 triệu ha sản xuất lúa gạo ở vùng châu thổ sông Ayeyarwady của Myanmar được áp dụng các phương pháp quản lý tốt hơn và sử dụng các giống lúa thích hợp, sản lượng và xuất khẩu gạo của Myanmar có thể sẽ tăng.

Bên cạnh đó, Myanmar cần đầu tư nâng cấp hệ thống kho vận để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu gạo. Hiện tại, hệ thống kho vận của quốc gia Đông Nam Á này vẫn rất kém phát triển. Kết quả khảo sát của WB năm 2012 về hệ thống kho vận tại các quốc gia trên thế giới cho thấy Myanmar chỉ xếp thứ 129 trong danh sách các nước có hệ thống kho vận phát triển, trong khi Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có thứ hạng tương ứng là 38, 101 và 53.

Ông Mamadou Ciss, Chủ tịch tập đoàn Alliance Commodities (Suisse) SA, nói: "Myanmar có khả năng sản xuất nhiều gạo hơn nữa những hệ thống kho vận không cho phép họ xuất khẩu khối lượng lớn."

Trong báo cáo công bố hồi tháng 6/2013, Viện Toàn cầu McKinsey cho rằng sản lượng nông nghiệp của Myanmar vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng của quốc gia vẫn được mệnh danh là “vựa lúa của châu Á” này.

Không chỉ có các chuyên gia của Viện Toàn cầu McKinsey, hầu hết chuyên gia kinh tế khác cũng có chung một nhận định như vậy. Nếu Myanmar biết cách khắc phục các hạn chế và khai thác hiệu quả các lợi thế của mình, chắc chắn quốc gia Đông Nam Á này sẽ vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong thời gian tới.

Theo Thùy Linh - vietnamplus.vn


Tin khác

Tư vấn tiêu dùng

Máy lọc nước JOYMIE P30-B:
Trong bối cảnh chất lượng nước đang là vấn đề được mọi gia đình đặc biệt quan tâm vì nó...
 
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập công ty mua bán và cho thuê xe điện VinFast
Công ty này có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nắm giữ 90%...
 
Vitadairy bứt tốc ngoạn mục với vị thế top 2 nhà sản xuất sữa bột trẻ em lớn nhất Việt Nam
Theo số liệu nghiên cứu thị trường của NielsenIQ tháng 5/2024 về doanh thu ngành hàng sữa bột trẻ em...
 
Surface Plus - Nơi mua sắm Surface chính hãng, giá tốt, bảo hành dài hạn
Surface Plus là địa chỉ uy tín chuyên cung cấp các dòng máy tính bảng Surface chính hãng của Microsoft....

Hàng thật & Hàng giả

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024 sống xanh và khỏe mạnh bảo vệ môi trường phát triển bền vững
Hà Nội, ngày 07/11/2024 – Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống...
 
Khi “vòng 3” xuất hiện biểu hiện này, coi chừng cholesterol tăng vọt, phát hiện sớm sẽ ít bệnh
Cholesterol máu cao là nguyên nhân của nhiều loại bệnh nguy hiểm, cho nên khi có dấu hiệu này ở...
 
Tại sao nên chọn máy lạnh công nghiệp di động công nghiệp Nakatomi?
Mùa hè sắp đến gần, với dự báo thời tiết hè năm 2023 sẽ là một mùa hè mà nắng...
 
Nanogen xin cấp phép khẩn cấp vaccine Covid-19 Nanocovax
Ông Hồ Nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Nanogen, ngày 22/6 cho biết...
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

4.84911 sec| 1987.172 kb