Trước đó, theo dự báo hồi tháng 12/2014 của Bộ này, kinh tế Nga sẽ tăng trưởng âm 0,8%, dựa trên ước tính giá dầu ở mức 80 USD/thùng.
Kinh tế Nga bị tác động kép từ việc giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, ngăn chặn việc vay mượn từ bên ngoài. Đồng ruble của Nga đã giảm một nửa giá trị so với đồng USD và đồng euro kể từ đầu năm 2014, khiến giá cả tăng mạnh.
Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của nước này giảm xuống 0,6%, so với mức 1,3% của năm trước đó.
Những khó khăn của nền kinh tế đã khiến dòng vốn bị rút đi trong năm ngoái lên tới 150 tỷ USD, một con số cao kỷ lục sau khi Liên Xô tan rã.
Theo Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev, số vốn bị rút trong năm nay có thể là 115 tỷ USD và đầu tư có thể sụt giảm 13%.
Bộ Phát triển Kinh tế Nga cũng ước tính tỷ lệ lạm phát tính bình quân cho cả năm 2015 là 12%, so với dự báo trước đó là 7,5%. Theo ông Ulyukayev, lạm phát tháng Một có thể là 13,1%.
Chính phủ Nga đã thông báo một loạt các biện pháp vực dậy nền kinh tế, trong đó có việc tái cấp vốn cho các ngân hàng và tăng ngân sách cho việc trả lương hưu và các chương trình việc làm.
Ngày 30/1, Ngân hàng trung ương Nga đã thông báo hạ lãi suất chủ chốt từ 17% xuống 15%, nhằm ngăn chặn sự giảm sút mạnh của nền kinh tế.
Bộ Tài chính Nga cũng sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh về ngân sách liên bang trong năm 2015 do tình hình kinh tế được dự báo đang xấu đi./.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]