Sữa bột Friso dành cho trẻ từ 1 tuổi trở lên được đổi tên là sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Sữa bột Dutchlady cũng được đổi thành sản phẩm dinh dưỡng công thức. Sữa bột tăng trưởng Grow của Abott được đổi thành thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng.
Như vậy sữa đã không còn được gọi là sữa. Hàng chục nhãn sữa trước đây đã được các nhà sản xuất khoác lên mình tên gọi mới là thực phẩm dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng công thức, sản phẩm bổ sung vi chất…
Sự đổi khác này không chỉ là về giá, mà đặc biệt hơn sản phẩm sữa đang trở nên hiếm hoi đối với người tiêu dùng.
Thế nhưng, theo các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sữa thì họ không lách luật, mà chỉ đổi tên cho phù hợp với quy chuẩn của Bộ Y tế. Quy định của Bộ Y tế, sữa bột phải có hàm lượng protein là 34% trở lên. Chiếu theo tiêu chuẩn này, trên thị trường không có sữa bột, bởi các sản phẩm sữa trên thị trường chỉ có hàm lượng protein khoảng 14 - 18%. Và kẽ hở này đã nhanh chóng được các hãng sữa tận dụng. Quá trình thêm - bớt chất đạm cho trẻ dễ tiêu hóa của doanh nghiệp đã khiến sữa biến thành thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng, thức ăn công thức dinh dưỡng và thoát khỏi danh mục quản lý giá.
Trong quá trình đi thực tế, phóng viên còn phát hiện ra nhiều nghịch lý khác trong chiêu trò cố tình né luật của các hãng sữa. Cùng một tên sản phẩm nhưng loại bột đóng hộp thiếc được nhà sản xuất để là “Sản phẩm dinh dưỡng”, thế nhưng cũng với sản phẩm này là loại nước đóng hộp giấy thì lại được nhà sản xuất để rất rõ là “Sữa bột pha sẵn”. Vậy đâu mới đúng là sữa?
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]