Theo Bộ Công Thương, việc Hàn Quốc chấp thuận chuyển giao hơn 100 công nghệ nằm trong khuôn khổ hợp tác về công nghiệp hỗ trợ giữa Bộ Công Thương và Bộ Thương mại, Năng lượng và Công nghiệp Hàn Quốc.
Việc chuyển giao công nghệ tập trung chủ yếu ở 4 lĩnh vực: cơ khí chế tạo, dệt may - da giày, ô tô và điện - điện tử.
Theo đó ở lĩnh vực cơ khí chế tạo, Hàn Quốc chuyển giao cho các doanh nghiệp Việt Nam một số công nghệ sau: Hệ thống đốt dạng kết hợp; Hệ thống làm mát tách ẩm Hybrid; Lò phản ứng bơm nhiệt hóa học; Sợi cho mặt hàng chống đạn có độ ẩm thấm / khả năng chống thấm, các loại vải dệt từ sợi nói trên, và áo khoác chống đạn sử dụng loại vải này...
Đối với ngành dệt may-da giày, các công nghệ chuyển giao đáng chú ý như: Quy trình sản xuất xơ polyeste có chứa thành phần kháng khuẩn thông qua phương pháp hòa tan nóng chảy trong quá trình kéo sợi; Phương pháp sản xuất quần áo chống dao đâm; Nhuộm patten tự nhiên, sử dụng phương pháp in cản màu; Phương pháp nhuộm ở nhiệt độ thấp cho polyester có nhiệt độ nóng chảy thấp; Phát triển quy trình sản xuất giày không sử dụng đường may; Phát triển công nghệ nhuộm màu tự nhiên, thân thiện với môi trường cho vật liệu may…
Đặc biệt, trong lĩnh vực ô tô Hàn Quốc chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sau: Thiết bị loại bỏ nếp gấp trên bảng, có thể loại bỏ nếp gấp tạo ra trên bảng trong quá trình tạo khuôn ấm; Ghế làm mát và sưởi nhiệt cho xe có thể giảm diện tích bằng kết cấu đơn giản; Phát triển công nghệ hệ thống điều hoàn không khí lưu động dioxit các-bon...
Ở lĩnh vực điện - điện tử, Hàn Quốc sẽ chuyển giao cho Việt Nam một số công nghệ như: Năng lực đầu cuối di động của quá trình tự động các tín hiệu phát sóng và phương pháp kèm theo không bị tạo lỗi; Phương pháp điều khiển độ ồn audio có khả năng cân bằng tiến ồn tốt giữa bộ phận audio và thiết bị kèm theo; thiết bị tạo khung đồng bộ của bộ thu tín hiệu phát sóng có khả năng giảm các lỗi khung đồng bộ và phương pháp đi kèm; lò ấp cấy tế bào có khả năng điều khiển tự động môi trường cấy của nhiệt độ , độ ẩm và cô đặc CO2.
Trao đổi với PV, Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho hay việc thu hút vốn FDI trong 9 tháng đầu năm nay đạt kết quả tốt. Tính chung trong 9 tháng vốn FDI vào Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD. Tuy nhiên, theo GS. Nguyễn Mại về chính sách lâu dài việc đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài phải gắn liền với chuyển giao công nghệ.
“Mục tiêu của mình không phải là thu hút nguồn vốn bao nhiêu, nước ngoài đầu tư bao nhiêu tiền cho Việt Nam mà là tiến đến đàm phán chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt, trên bài học đó các doanh nghiệp có thể tự phát triển, tăng tiềm lực nội tại của quốc gia và bớt phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài”, GS. Nguyễn Mại nói.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]