Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt tại hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực ĐBSCL” vừa tổ chức tại tỉnh Bến Tre…
Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bến Tre là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích ca cao.
Hiện phần lớn diện tích ca cao được trồng xen trong vườn dừa, giá cũng ổn định hơn một số cây ăn trái khác đã giúp nông dân tăng thu nhập gần gấp đôi trên cùng diện tích.
Đặc biệt, cây ca cao cho thấy, khả năng thích ứng tốt khi trồng xen trong vườn dừa ở nhiều khu vực sinh thái khác nhau. Đồng thời, chất lượng hạt ca cao Bến Tre đã được nhiều tập đoàn, DN lớn chuyên thu mua, sản xuất chocolate như Cargill, Puratos Grand Place đánh giá rất cao.
Từ hiệu quả kinh tế của cây ca cao trồng xen trong vườn dừa hay vườn cây ăn trái đã chứng minh, nếu cây dừa trồng độc canh thì giá trị sản xuất bình quân chỉ đạt 50 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí 15 triệu đồng, lợi nhuận bình quân khoảng 35 triệu đồng/ha/năm; còn dừa xen chanh giá trị sản xuất bình quân 80 triệu đ/ha/năm, chi phí 25 triệu đồng, lợi nhuận 55 triệu đồng. Tuy nhiên, ca cao trồng xen trong vườn dừa, giá trị sản xuất bình quân đạt 90 triệu đồng/ha/năm, cho lợi nhuận 65 triệu đồng.
Ông Trần Văn Lời, xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm phấn khởi tâm sự: “Địa phương chúng tôi vốn là vùng đất trồng cây có múi, mặc dù loại cây này thu hoạch có giá nhưng “tuổi thọ” cũng chỉ khoảng 7 đến 8 năm đã phải trồng lại. Qua tìm hiểu thấy cây ca cao có vòng đời tới 30-40 năm nên tôi đã quyết định đầu tư trồng xen trong 1 ha vườn dừa!”.
Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật, vật tư của dự án, công ty thu mua nên đến nay vườn ca cao trồng xen dừa của gia đình ông vẫn duy trì được ổn định, đang phát triển tốt và cho thu hoạch đạt hiệu quả khá cao cùng với vườn dừa...
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh hiện có hơn 5.000 ha ca cao, đã giảm một số diện tích so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do từ cuối năm 2012 đến đầu 2013 giá ca cao quá thấp khiến nông dân ồ ạt đốn bỏ để chuyển đổi sang cây trồng mới như bưởi da xanh, cam, chanh.
Bà Lê Thị Phi Vân, chuyên gia nghiên cứu ca cao của Dự án hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam cũng cho rằng, diện tích ca cao giảm trong giai đoạn từ tháng 4-6/2013, chủ yếu tại những vườn ca cao có diện tích nhỏ, không phù hợp, hay ở vùng đất bị nhiễm phèn, thiếu nước tưới dẫn đến năng suất thấp...
Tuy nhiên, đến nay hiện tượng đốn bỏ ca cao đã không còn và những vườn ca cao trong vùng dự án vẫn giữ ổn định diện tích, đang phát triển tốt.
Ông Phan Văn Khổng, Trưởng Ban điều hành Dự án Phát triển ca cao (Bến Tre) cho biết: “Từ đầu năm đến nay, hạt ca cao lên men đang được thu mua với giá khá hấp dẫn và ổn định, dao động ở mức giá 55.000 đồng đến 59.000 đồng/kg (chưa tính giá thưởng), tăng đáng kể so với mức 45.000 đồng/kg vào cuối năm ngoái”.
Theo ông Khổng, hiện toàn tỉnh Bến Tre có 127 điểm thu mua, sơ chế hạt ca cao, cơ bản thu mua, sơ chế kịp thời ca cao cho nông dân. Đặc biệt, một số công ty, tập đoàn lớn như Cargill, Puratos Grand Place, Mars có chủ trương gắn bó lâu dài với địa phương bằng việc xây dựng hệ thống trạm thu mua, sơ chế, trong đó Công ty Puratos Grand Place đã xây dự.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]