Từ đồng vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều ND xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) có điều kiện xây dựng mô hình nuôi trâu thịt và trâu sinh sản. Đồng vốn của Hội đã tạo nên phong trào phát triển kinh tế nông hộ miệt bưng biền khi đàn trâu mỗi tháng lại thêm sinh sôi nảy nở.
Có trâu là có tài sản lớn
Tổ hợp tác chăn nuôi trâu tại 2 ấp Thanh Hưng 2 và Kế Phòng, xã Vĩnh Bình được thành lập vào năm 2014 với 10 thành viên. Cũng từ đây, Tổ hợp tác được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND thuộc Hội ND tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền 200 triệu đồng.
Mô hình nuôi trâu thịt, trâu sinh sản đang được nhân rộng tại xã Vĩnh Bình. Ảnh: C.L
Hiện đã có nhiều hộ mong muốn xây dựng mô hình nuôi trâu như các thành viên của Tổ hợp tác. Hội ND xã đã lập dự án nuôi trâu thứ 2 với tổng số vốn 500 triệu đồng cho 15 hộ vay. Dự án đang chờ cấp trên xét duyệt để giải ngân cho bà con...”. Ông Trương Minh Trung - |
Là một trong những hộ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND, ông Nguyễn Thanh Vũ, ngụ ấp Thanh Hưng 2 chia sẻ: “Hiện tại, nhà tui đang nuôi 2 con trâu. Dự định của gia đình là sẽ để nuôi sinh sản, nhân đàn. Nếu chăm sóc tốt, 1 con trâu cái trưởng thành có thể đẻ mỗi năm 1 con nghé, giá trị hàng chục triệu đồng. Còn thịt trâu tại địa phương hiện rất hút hàng, thương lái “săn lùng” nhưng vẫn không có nhiều để mua”.
Cũng là hộ được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ HTND, anh Dương Út Em, ngụ cùng ấp Thanh Hưng 2 phấn khởi bày tỏ: “Hiện 2 con nghé của nhà tui đã có người hỏi mua nhưng chưa muốn bán. Tui muốn nuôi thêm vài tháng nữa mới gọi bán, ước tính có thể thu được khoảng 43 triệu đồng. Còn con trâu đực có người trả giá 45 triệu đồng nhưng tôi chưa muốn bán. Nuôi trâu ngoài bán thịt, bán giống, còn có thể dùng sức kéo của trâu để có thêm thu nhập. Vụ vừa rồi nhờ 2 con trâu lớn đi kéo rơm trên đồng ruộng, tui đã kiếm được 17 triệu đồng tiền bán rơm…”.
Anh Em cho hay, điều kiện ở miệt bưng biền nuôi bò không thích hợp, nhiều hộ đã nuôi nhưng không hiệu quả, nhưng nuôi trâu lại phát triển rất tốt. “Có được 2 con trâu là xem như có được một tài sản lớn trong nhà. Đây là một mô hình có hiệu quả, tuy nhiên ở những dự án sau, Quỹ HTND nên kéo dài thời gian vay vốn và tăng số tiền cho vay từ 40 triệu đồng trở lên. Đầu tư “ra tấm ra món” mang tính tập trung vừa giúp bà con phát triển mô hình mà lại phát huy hiệu quả nguồn vốn” – anh Em kiến nghị.
Nhân rộng mô hình
Anh Út Em thổ lộ, có được hôm nay cũng là nhờ anh được Hội ND cho vay 20 triệu đồng từ nguồn Quỹ HTND. Thấy mô hình nuôi trâu hiệu quả nên từ 1 con trâu ban đầu mua từ nguồn vốn vay Quỹ HTND, gia đình anh Út Em đã dành dụm mua tiếp 2 con trâu cái sinh sản. Chỉ 1-2 năm sau, gia đình anh sẽ có thêm 2 con nghé con…
Theo những hộ có kinh nghiệm, trâu là loài dễ tính, lại ít bệnh hơn bò nên người thiếu kinh nghiệm vẫn nuôi được. Hơn nữa, nuôi trâu không khó, chỉ cần có người theo dõi, chăm sóc kỹ và chịu khó cắt đủ cỏ tươi. Chuồng trại nuôi trâu phải được xây dựng ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát. Nền chuồng có thể làm bằng bê tông hoặc lát gạch, không gồ ghề và phải kiên cố.
Theo Hội ND xã Vĩnh Bình, đến nay từ nguồn vốn Quỹ HTND ban đầu hỗ trợ cho hội viên, ND trong Tổ hợp tác, đến nay số lượng đàn trâu đã lên đến hơn 30 con.
Ông Trương Minh Trung – Chủ tịch Hội ND xã Vĩnh Bình cho hay, Tổ hợp tác được thành lập dựa trên nhu cầu sản xuất của ND. Nhận thấy mô hình nuôi trâu có hiệu quả và dễ thực hiện, Hội ND xã đã lập dự án để vay vốn Quỹ HTND. Từ khi thành lập, các tổ viên đã chia sẻ kinh nghiệm sản xuất với nhau, lại được giúp vốn ban đầu nên mô hình này ngày càng phát triển tại địa phương...”.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]