Dưới đây là danh sách 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có nền kinh tế hùng mạnh nhất trong tổng số 144 nước được WEF đánh giá, do trang 247WallSt đưa ra.
1. Thụy Sỹ
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,704
GDP đầu người: 47.303,25 USD (Thứ 7/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 49,4 % (Thứ 60/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 86,7 % (Thứ 11/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Lực lượng lao động chưa được đào tạo đủ để đáp ứng yêu cầu.
6 năm liền nằm trong danh sách này, Thụy Sỹ được đánh giá là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Thị trường lao động tại đây cực kỳ mạnh và hiệu quả, xếp vị trí số 1 thế giới. Thụy Sỹ dẫn đầu về khả năng thu hút nhân tài từ khắp mọi nơi trên thế giới, việc tuyển dụng và sa thải được tiến hành rất hiệu quả, bên cạnh đó là lực lượng lao động đào tạo bài bản, song hành cùng trình độ đổi mới cao là những nhân tố khiến cho đất nước nhỏ bé này có thể cạnh tranh tốt trên phạm vi toàn cầu.
Không giống những nền kinh tế toàn cầu khác trong top 10 này, Thụy Sỹ luôn giữ được môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Tuy nhiên, hiện tại số lượng lao động có trình độ tại quốc gia này không đủ để đáp ứng yêu cầu về tăng trưởng cũng như cạnh tranh toàn cầu.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,645
GDP đầu người: 64.628,28 USD (Thứ 3/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 103,8 % (Thứ 11/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 73,0 % (Thứ 33/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Điều lệ lao động còn hạn chế
Không chỉ là quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới, quốc đảo Singapore nhỏ bé còn được dự đoán sẽ là một trong những nước có GDP đầu người cao nhất thế giới năm 2014. Có lẽ thành tựu kinh tế có được của Singapore là nhờ việc không ngừng cung cấp, đáp ứng những yêu cầu thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế. Nhìn chung, Singapore được đánh giá là có các thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục bậc nhất thế giới. Đáng chú ý là Singapore có cơ sở hạ tầng giao thông rất tốt. Đây là một trong những nhân tố quan trọng cho việc phát triển của mọi quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu (178% GDP). Nhưng cũng do phụ thuộc vào xuất khẩu mà sự tương tác giữa các nhà cung ứng trong nước bị hạn chế, xếp hạng 75/144 nước. Thêm vào đó, chỉ 79% phụ nữ Singapore tham gia vào lực lượng lao động, tỷ lệ này thấp hơn so với 75 quốc gia khác.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,544
GDP đầu người: 54.609,47 USD (Thứ 6/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 104,5 % (Thứ 10/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 84,2 % (Thứ 16/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Thuế
Mỹ tiếp tục tăng hạng trong bảng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, tăng thêm 2 bậc so với năm 2013, phần lớn là nhờ môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện. Tuy nhiên Mỹ vẫn đứng sau 32 nước về khả năng đảm bảo những yêu cầu cơ bản cho sự phát triển kinh tế, bao gồm cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục tiểu học.
Cộng đồng doanh nghiệp tại Mỹ nhận thấy việc tuân thủ các điều lệ của chính phủ thực sự khó khăn, chi phí cho việc phòng chống tội phạm và bạo lực khá cao. Sức mạnh kinh tế Mỹ chủ yếu thể hiện ở thị trường nội địa lớn bậc nhất thế giới. Thêm vào đó, Mỹ xếp vị trí thứ 4 về thị trường lao động cạnh tranh và môi trường kinh doanh tinh tế.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5.501
GDP đầu người: 36.700,27 USD (Thứ 21/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 57 % (Thứ 49/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 91,5 % (Thứ 7/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Thuế
Năm nay, Phần Lan xếp vị trí khá cao ở hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh toàn cầu. Bên cạnh cơ sở hạ tầng hiện đại và các thể chế công minh bạch, Phần Lan được đánh giá có nền giáo dục và hệ thống y tế mạnh nhất trên tổng số 144 nước. Khoảng 99% trẻ em trong độ tuổi tiểu học được đăng ký học tại các trường hàng đầu. Về giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản làm nên vị trí số một của Phần Lan xét về chất lượng đào tạo các bộ môn như toán và khoa học. Sự hợp tác giữa nền kinh tế và giáo dục đại học trong nghiên cứu và phát triển R&D tại Phần Lan cũng được xếp hạng cao nhất.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,488
GDP đầu người: 40.756,66 USD (Thứ 15/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 78,1 % (Thứ 26/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 83,9 % (Thứ 17/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Điều lệ lao động còn hạn chế
Đức được đánh giá là vượt trội trong việc thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu nhờ văn hóa kinh doanh đổi mới và tiến bộ. Các doanh nghiệp và những nhà cung ứng của Đức được đánh giá là có năng lực cạnh tranh thứ 3 trên thế giới.
Môi trường kinh doanh tinh tế được hỗ trợ bởi năng lực đổi mới. Các doanh nghiệp Đức đầu tư rất mạnh tay vào nghiên cứu và phát triển, đem lại cho quốc gia này vị trí thứ 4 trong xếp hạng những nước có quy trình sản xuất tinh vi nhất. Thêm vào đó, Đức duy trì mức độ kiểm soát phân phối hàng ra thị trường quốc tế ở vị trí thứ 6/144. Cũng giống như các nước khác đang trong quá trình phục hồi sau suy thoái, chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Đức bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tỷ lệ nợ công quá cao.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,473
GDP đầu người: 38.297, 00 USD (Thứ 20/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 243,2 % (Thứ 1/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 86,3 % (Thứ 12/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Thuế
Nhật Bản là một trong số những quốc gia tiến hành nới lỏng định lượng trong suốt kỳ khủng hoảng tài chính. Chính sách này cùng với một số phương pháp tiếp cận kinh tế khác được đặt tên Abenomics, theo tên Thủ tướng Shinzo Abe. Kể từ năm 2013, năng lực cạnh tranh của Nhật Bản đã dần được cải thiện, tăng thêm 3 bậc – tiến bộ lớn nhất trong số 10 nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất. Đáng chú ý là Nhật Bản dẫn đầu thế giới về mức độ tinh tế trong kinh doanh. Sự sẵn có và chất lượng của các nguồn cung ứng của Nhật đều được đánh giá là bậc nhất trên thế giới. Hiện nay, các công ty của Nhật nhìn nhận thuế là vấn đề nhức nhối nhất trong kinh doanh.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,456
GDP đầu người: 55. 383,40 USD (Thứ 5/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 33,8 % (Thứ 97/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 74,2 % (Thứ30/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Thiếu năng lực trong đổi mới
Là đặc khu Hành chính của Trung quốc, dù không được chính thức công nhận là một quốc gia, nhưng Hong Kong thậm chí còn vượt cả Hà Lan về cơ sở hạ tầng. Trong khi các doanh nghiệp Hong Kong vượt trội về khả năng áp dụng công nghệ hiện đại thì năng lực đổi mới lại trên đà suy giảm. Tuy nhiên, Hong Kong vẫn dẫn đầu thế giới về phát triển thị trường tài chính.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,454
GDP đầu người: 42.143,25 USD (Thứ 13/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 74,9 % (Thứ 27/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 93,9 % (Thứ 5/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Điều lệ lao động còn hạn chế
Hà Lan nổi tiếng là quốc gia tệ nhất về tuyển dụng và sa thải cũng như việc định lương. Ngoài những hạn chế về thị trường lao động kể trên, các thể chế của Hà Lan có năng lực cạnh tranh xếp hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như, Hà Lan chỉ đứng sau 2 nước là Singapore và Phần Lan về hệ thống giáo dục đào tạo. Hơn nữa, Hà Lan còn sở hữu một trong những hệ thống giao thông tinh vi bậc nhất trên thế giới. Cơ sở hạ tầng đường bộ và cảng của quốc gia này được đánh giá gần như là dẫn đầu thế giới, giúp cho việc đi lại bằng tàu và xe hơi khá thuận tiện. Bên cạnh đó, nước này còn nổi tiếng với văn hóa đạp xe, thậm chí số lượng xe đạp còn nhiều hơn cả dân số nơi đây.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5,145
GDP đầu người: 38.309,85 USD (Thứ 19/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 90,1 % (Thứ 18/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 89,8 % (Thứ 9/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Tiếp cận các dịch vụ tài chính
Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, Anh có ảnh hưởng đáng kể đối với kinh tế toàn cầu. Bên cạnh lợi thế có lực lượng lao động năng suất cao, Anh còn thu hút được nhiều các tài năng quốc tế. Khả năng ứng dụng công nghệ mới của Anh được xếp thứ 2 trên tổng số 144 nước.
Mặc dù vị trí xếp hạng các chỉ số có phần cải thiện so với năm 2013, nhưng phát triển kinh tế của quốc gia này vẫn bị đánh giá khá thấp. Trong đó bất cập lớn nhất xuất phát từ tình trạng khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, chẳng hạn như vay vốn ở Anh khó hơn so với các nước khác. Chính phủ vẫn sở hữu một phần lớn trong cả 2 ngân hàng, gồm Tập đoàn Lloyd’s và Ngân hàng Hoàng gia Scotland.
Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Thang điểm 1-7): 5.408
GDP đầu người: 42.146,88 USD (Thứ 12/144 nước)
Tỷ lệ nợ/GDP: 41,4 % (Thứ 77/144 nước)
Tỷ lệ người dân sử dụng Internet: 94,8 % (Thứ 3/144 nước)
Vấn đề lớn nhất hiện tại: Thuế
Thụy Điển hiện vẫn là một trong 10 nền kinh tế cạnh tranh nhất trên thế giới, dù giảm 4 bậc so với năm 2013. Không giống như phần lớn các nước châu Âu, Thụy Điển chống chọi khá tốt với khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, duy trì tỷ lệ nợ công ở mức thấp và tỷ lệ tín dụng cao trong suốt giai đoạn bất ổn kinh tế. Nhờ có hệ thống giáo dục hàng đầu thế giới, nền kinh tế Thụy Điển không ngừng đổi mới. Tính trung bình trên một triệu dân, có 300,8 ứng dụng công nghệ được cấp phép mỗi năm, chỉ sau 3 nước trên tổng số 144 nước được đánh giá.
Bên cạnh đó, Thụy Điển cũng là chuyên gia trong lĩnh vực lồng ghép công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như Ericssion là nhà sản xuất các sản phẩm viễn thông không dây lớn nhất thế giới. Hay Electrolux và IKEA đã trở thành những thương hiệu mang tầm thế giới, được công nhận nhờ đổi mới. Khả năng ứng dụng công nghệ của Thụy Điển và việc không ngừng đột phá được đánh giá cao hơn hầu hết các nước.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]