- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
“Công chức” mất giá
Hiện nay lương hưu của lao động trong khu vực nhà nước đang được tính là bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Trong khi đó tại khu vực tư nhân, người lao động được hưởng lương hưu tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian làm việc.
Theo dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), từ ngày 1/1/2015, lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức tham gia BHXH thay vì tính bình quân 10 năm trước khi nghỉ hưu sẽ phải tính theo nguyên tắc bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH như đối với người lao động khu vực ngoài Nhà nước.
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu cũng được sửa đổi theo hướng có lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH tương ứng với 45% từ 15 lên 20 năm, tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
So với cách tính lương hưu kiểu cũ, cách tính mới này thể hiện rõ chủ định “tăng nghĩa vụ, giảm quyền lợi”, sẽ làm thiệt hơn cho khối cán bộ, công chức tham gia BHXH sau năm 2015.
Ban soạn thảo dự luật giải thích, điều này nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng tham gia BHXH, cũng như đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng.
Từ đó dần cân đối quỹ hưu trí, loại bỏ tình trạng đóng ít, hưởng nhiều gây mất cân đối thu – chi, gây ra sức ép vỡ quỹ hưu trí như hiện nay.
Khu vực công sẽ thiếu người tài?
Dù theo cách tính mới, bình quân tiền lương toàn bộ thời gian đóng BHXH sẽ thấp hơn bình quân tiền lương của 10 năm cuối, vì hiện nay đang áp dụng nguyên tắc tăng lương theo thâm niên.
Nhưng Bộ LĐ – TB – XH cho rằng, điều này không đáng ngại, bởi phần trăm lương bình quân có thể giảm đi, nhưng trên nền lương cao hơn, vì từ nay đến năm 2035, đương nhiên lương cơ bản sẽ tăng lên nhiều so với hiện nay.
Giải thích này không nhận được sự đồng thuận của dư luận, bởi trên thực tế, do mức lương tối thiểu của khu vực Nhà nước luôn luôn thấp hơn mức lương tối thiểu của khu vực ngoài Nhà nước, nên khi cách tính thay đổi, đối tượng lao động trong khu vực nhà nước vẫn luôn chịu những thiệt thòi hơn các khu vực khác.
Dường như, đây đang là một tính toán kiểu “đếm cua trong lỗ”. Bởi lương cơ bản có tăng cũng dựa trên mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và sức chịu đựng của ngân sách. Vậy thì ai đảm bảo kinh tế sẽ liên tục tăng để có thể liên tục tăng lương cơ bản?
Tâm lý “chạy” vào ghế công chức vẫn là một tâm lý ngự trị trong đại bộ phận người lao động vì khu vực nhà nước vẫn có những chính sách ưu tiên hấp dẫn hơn khu vực tư.
Dù môi trường làm việc đa số bị đánh giá là kém năng động, “chán” hơn, “buồn tẻ” hơn, dù lương thấp, nhưng nguồn thu đều đặn, không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế. Đặc biệt là sau khi về hưu sẽ nắm chắc sổ hưu, duy trì kinh tế gia đình ổn định ( tính bao cấp).
Nếu từ nay trở đi, khi làm cho Nhà nước, lương thấp mà lại bị mất đi những ưu tiên, những khuyến khích, trong khi lương lại không bằng bên ngoài thì không lao động nào dại dột “nhảy vào” khu vực này. Nhất là với những người làm việc nghiêm túc chân thật, không mơ màng “xơ múi” “thụt két” gì từ ngân sách.
Bởi vậy, vấn đề cơ bản lúc này không chỉ đơn thuần là xuất phát từ những bất cập của cách tính cũ mà là những rắc rối mang tính hệ thống trong việc đãi ngộ và môi trường làm việc của công nhân viên chức.
Nếu không điều chỉnh cách tính đỡ bất cập hơn hoặc vẫn áp dụng cách tính mới mà không có những ưu tiên bổ sung cho đối tượng lao động nhà nước, thì chuyện những người giỏi không mặn mà với khu vực Nhà nước là một điều hiển nhiên, không phải bây giờ thì cũng trong vài năm tới.
Theo Cafef
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]