- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Liệu cho trẻ học tiếng Anh từ sớm có thật sự cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ hay điều này sẽ làm cho trẻ bị rối loạn ngôn ngữ?
Học ngoại ngữ sẽ làm trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Thực tế thì bắt đầu từ 2 – 3 tuổi, các em có thể bắt đầu tiếp cận với một ngôn ngữ thứ hai, bên cạnh tiếng mẹ đẻ mà cháu được rèn luyện hằng ngày. Cho đến tầm 5 – 6 tuổi, nếu con bạn vẫn duy trì thói quen học ngoại ngữ thì đã phần nào có thể giao tiếp cơ bản được với người ngoại quốc. Ở giai đoạn học mẫu giáo, các em vẫn còn nói những từ đơn và các câu ngắn rời rạc. Chỉ đến khi vào cấp 1, các em bắt đầu hiểu về ngôn ngữ nhiều hơn, biết cách kết hợp từ vựng trong những hoàn cảnh cụ thể, ghép các câu đơn lại để thành một đoạn hội thoại phức tạp hơn một chút, khi đó các em hoàn toàn có thể sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh những đồng tình thì cũng không ít ý kiến lo ngại xung quanh việc trẻ học ngoại ngữ sớm thì có gây cản trở gì trong giai đoạn tập viết, tập đọc tiếng Việt không? Và liệu các em có bị rối loạn ngôn ngữ hay không?
Theo nghiên cứu của Jannellen Huttenloches, Giáo sư ngành tâm lý học trường Đại Học Chicago, thì não của trẻ có “khoảng thời gian nhạy cảm” cho việc học ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh đến năm 7 tuổi. Do đó mà một môi trường giảng dạy đúng đắn hiệu quả với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên, chuyên gia có chuyên môn kinh nghiệm sẽ giúp ích cho trẻ phát triển ngôn ngữ toàn diện.
Còn đối với nhà phát triển giáo dục Eric Jensen, tác giả của "Teaching the Brain in mind" thì ông coi việc học là điều mà não bộ làm tốt nhất. Ông khuyến khích nhà trường và cả các bậc phụ huynh luôn tích cực, say mê trong việc làm giàu kiến thức cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu, ông xem xét những ảnh hưởng của các hoạt động khác nhau lên quá trình học tập và tầm quan trọng của việc sử dụng mọi khu vực của não bộ từ thị giác, thính giác đến ngôn ngữ.
Học ngoại ngữ kết hợp với phát triển tư duy và năng khiếu
Bên cạnh những chứng minh về lợi ích khi trẻ học ngoại ngữ sớm, thì theo các chuyên gia ngôn ngữ, giữa vùng phát triển ngôn ngữ và âm nhạc trong não có mối liên hệ mật thiết. Do đó việc kết hợp học ngoại ngữ với các hoạt động năng khiếu như hát, múa, đóng kịch giúp trẻ tiếp thu ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất, việc nói tiếng Anh đối với trẻ sẽ trở thành bản năng. Ví dụ như khi tham gia vào dàn đồng ca, trẻ sẽ có cơ hội được tiếp cận và phát âm tiếng Anh chuẩn xác, trẻ còn học được các mẫu câu và từ vựng tiếng Anh qua lời bài hát. Các hoạt động này còn khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, trẻ được thể hiện mình, nhờ đó giúp trẻ rèn luyện được sự tự tin và có cơ hội bộc lộ năng khiếu của mình.
Hiểu được điều này, ngoài chương trình học song ngữ trên lớp, trường Phổ thông Quốc tế Newton còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ để các em học sinh có điều kiện giao lưu học hỏi, phát huy khả năng và niềm đam mê của mình với nghệ thuật, qua đó khơi gợi trong các em niềm yêu thích đối với ngôn ngữ thứ 2 này.
Lợi ích của việc học ngoại ngữ sớm
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc trẻ học song ngữ từ sớm sẽ mang lại cho trẻ những lợi ích
· Khả năng hấp thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức như cách những đứa trẻ lớn hơn hay người lớn vẫn thường làm
· Kỹ năng phát âm tốt hơn (cả tiếng mẹ đẻ lẫn ngôn ngữ thứ 2).
· Khả năng quan sát đối chiếu, so sánh linh hoạt do trẻ luôn chuyển dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia.
· Tập trung chú ý, tư duy tốt hơn
· Phát triển tốt hơn về kỹ năng xã hội từ sự tiếp cận nền văn hóa khác trên thế giới, kỹ năng giao tiếp linh hoạt và tâm thế tự tin.
Theo Giadinh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]