Những bức ảnh tuyệt đẹp chụp lại những con sóng cao đến hơn 15 mét bị đóng băng ở Nam Cực làm cho bất cứ ai cũng phải đặt ra câu hỏi rằng, phải chăng sóng thần đã bị không khí lạnh giá ở đây làm đóng băng như nghiên cứu của nhà khoa học Tony Travouillon ở Dumont D'Urville?
Tuy nhiên, theo một số cuộc thảo luận lẫn tranh cãi của cộng đồng thế giới, hiện tượng trên là do phản ứng của băng xanh ở vùng này.
“Những ‘cột sóng’ màu xanh đông đá này được cho là hình thành do băng tuyết bị nén và các bong bóng khí bị mắc kẹt đã dồn lên trên thoát ra theo sự tan chảy vào mùa hè, hình thành nên lớp băng trắng như bọt sóng ở mặt ngoài.
Còn lý do tảng băng này có màu xanh là vì khi khi ánh sáng truyền qua lớp băng dày, chỉ có ánh sáng màu đỏ là được hấp thụ còn ánh sáng xanh thì không nên phản chiếu lên mắt người nhìn thành sắc xanh như nước biển.” -Larry Gedney đã giải thích về hiện tượng này như thế trên Diễn đàn Khoa học Alaska.
Larry cho biết: "Nước đá tinh khiết phải có một độ dày đáng kể để hấp thụ đủ ánh sáng màu đỏ và khiến cho ánh sáng màu xanh được phản chiếu truyền đi. Bạn có thể thấy hiệu ứng tương tự trong những lớp tuyết nông.”
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]