Yerevan- Armenia
Armenia nổi tiếng với thủ đô Yerevan - cái tên có nguồn gốc từ câu chuyện của Thánh Noah và cơn Đại Hồng Thủy.
Khi Thượng Đế tạo ra Cơn Đại Hồng Thủy để gột rửa cái ác trên thế giới, Noah đã đóng một con thuyền lớn để có thể vượt qua ngày tận thế.
Cuối cùng, Noah cũng đã tới một ngọn núi (núi Ararat) dẫn tới đất liền. Lúc quá vui mừng, Noah đã hô lên “Yerevats” (Có nghĩa là “Nó đây rồi”). Và từ đó, lời hô của ông trở thành tên của thủ đô của Armenia.
Bangalore - Ấn Độ
Truyền thuyết kể rằng ngày xưa, một vị vua bị lạc đường trong rừng khi đi săn, ông gặp một bà lão mời ông món đậu luộc và thế là nhà vua đặt tên vùng đất đó là “Bendakalooru” (có nghĩa là Đậu luộc). Vào thế kỉ 18 cái tên này được Anh hóa thành Bangalore.
Mandaluyong và Paranaque- Phillipines
Người Phillipnes nổi tiếng là vô cùng lãng mạn. Cái tên Mandalyong xuất phát từ câu chuyện kể về một chiến binh tên là Luyong, muốn hỏi cưới Manda - con gái của một vị tù trưởng. Luyong đã phải vượt qua rất nhiều thử thách và đánh đố của vị tù trường để cuối cùng cưới được nàng Manda. Sau này, nơi mà hai người sống được đặt tên là Mandaluyong để ghi nhớ về chuyện tình đẹp.
Còn cái tên Paranque, vào thời thực dân Tây Ban Nha chiếm đóng Philipines, có một người đánh xe ngựa chở một vị khách người Tây Ban Nha qua một thị trấn. Tới nơi, vị khách này bảo “Para aqui, Para aqui!” (Dừng lại ở đây), anh tài xế do không biết tiếng Tây Ban Nha nên cứ đi tiếp, mặc cho ông khách la toáng lên.
Người dân quanh đó thì lăn ra cười và sau này thường xuyên kể lại câu chuyện với một câu châm chọc phổ biến là “Para aniya aqui” (nghĩa là "Thằng chả kêu dừng lại"), dần dần lại trở thành cái tên của thành phố.
Phnom Penh- Cambodia
Truyền thuyết, có một người phụ nữ tên là Pehn. Khi đang nhặt củi gần bờ sông, bà thấy một cái cây rất lạ đang trôi trên sông. Khi lại gần xem thử, Pehn thấy có 4 bức tượng Phật và một bức tượng thần Vishnu. Khi bà kể lại cho mọi người trong làng nghe, họ tin đó là điềm báo được các chư thần phù hộ và quyết định rằng đế quốc Khmer thời bấy giờ nên chuyển kinh đô về đấy.
Sau đó, bà Pehn và dân làng bèn lập một miếu thờ trên một ngọn đồi của vùng đất đó (tiếng Cambodia ngọn đồi là “Phnom”) và đặt tên ngôi miếu này bằng tên của bà Pehn. Từ đó thành phố mới có tên gọi là Phnom Pehn.
Surabaya- Indonesia.
Theo thần thoại Indonesia, ngày xưa có hai con vật mạnh nhất của thế giới động vật là cá mập (suro) và cá sấu (baya) quyết đấu với nhau để xem ai là con vật hùng mạnh nhất. Cuộc chiến giũa hai con vật ác liệt tới mức máu của chúng nhuộm đỏ biển.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 1293, khi quân Mông Cổ bị đánh bại bởi quân dân Indonesia, người xưa ví quân Mông Cổ như con cá mập còn quân dân Indonesia là con cá sấu đang bảo vệ lãnh thổ của mình. Ngày quân Mông Cổ bị đánh bại cũng là ngày thành phố này được thành lập nên nó được mang tên của 2 con vật thần để ghi nhớ sự kiện này.
Toyota- Nhật bản
Ít có thành phố nào trên thế giới đặt tên theo tên của một công ty sản xuất xe hơi, nhưng câu chuyện này có liên quan đến một ngôi làng nông nghiệp ngày xưa tên là Koromo.
Vào ngày xưa, kinh tế của làng Koromo rất hưng thịnh nhờ sản xuất lụa nhưng sau khi thị trường lụa sụp đổ, công ty Toyoda bèn mua 2 triệu mét vuông đất chưa phát triển của làng Koromo để xây những xưởng sản xuất xe hơi của họ.
Công ty lấy tên gia tộc là Toyoda để đặt nhưng về sau, có nhiều ý kiến về việc đổi tên thành Toyota sẽ may mắn và nghe thời thượng hơn. Kể từ sau khi đổi tên, việc làm ăn của công ty vô cùng phát đạt bất kể sự tàn phá của Thế Chiến II. Làng Koromo sau đó cũng được nhà nước tặng cho tên gọi mới là Toyota để vinh danh thành phố công nghiệp bậc nhất ở Nhật và thế giới.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]