1. Trứng
Trứng chứa phospholipid và lecithin, hai chất không thể thiếu để xây dựng màng tế bào não. Ngoài ra, khi phân tích protein trứng, nguời ta còn thấy hàm lượng lớn axit amin, quan trọng trong việc sản xuất các dây dẫn truyền thần kinh yếu. Trẻ nhỏ trên 1 tuổi đã có thể ăn trứng nguyên quả. Mẹ nên chú ý cho bé ăn không quá 3-4 quả/tuần.
Trứng chứa phospholipid và lecithin, hai chất không thể thiếu để xây dựng màng tế bào não.
2. Chuối
Giàu magie và các khoáng chất cần thiết trong việc truyền tải các xung thần kinh, chuối còn là nguồn vitamin B6 – chất có tác dụng đồng hóa magie và giúp chuyển hóa axit amin và các chứ năng của hệ thần kinh của trẻ. Cho ăn chuối không bao giờ là thừa với trẻ.
3. Dầu cá (dầu cá hồi, cá trích, cá ngừ)
Hơn một nửa thành phần của bộ não trẻ là lipids và có đến 65% số đó là axit béo thuộc họ Omega 3. Những axit béo này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và phát triển tế bào não cũng như các hoạt động của nơ-ron thần kinh. Dầu cá, nhất là dầu cá hồi, cá ngừ hay cá trích có chứa rất nhiều Omega 3 tốt cho não trẻ.
4. Các chế phẩm từ sữa (sữa tươi, pho mát, sữa chua…)
Các nhà khoa học Mỹ và Úc đã tiến hành đo IQ của 972 trẻ và đi đến kết luận rằng những bé uống sữa và các chế phẩm từ sữa hàng ngày có điểm logic và trí nhớ tốt hơn những bé không ăn sữa chua hay pho mát thường xuyên. Các sản phẩm sữa béo đặc biệt có ích hơn cả bởi não bộ của trẻ có tới hơn 1 nửa là chất béo. Thêm vào đó, cho con uống sữa hàng ngày, mẹ còn giúp bổ sung cho trẻ protein, canxi, vitamin D và magie.
5. Gan (gà, bò, bê)
Để bộ não hoạt động tốt, cơ thể cần “chi ra” 25% oxy của mình và sắt chính là chất cần thiết để giúp đưa oxy lên não. Gan là một trong những thực phẩm nổi tiếng nhiều sắt. Thêm vào đó, gan còn rất giàu vitamin B. Tuy nhiên vì là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố. Các mẹ đi chợ mua gan nhất định phải chọn những lá gan của những động vật khỏe mạnh, không bị mắc bệnh, đặc biệt không lấy những lá gan tụ máu hoặc có màu sắc khác thường. Trước khi xào nấu, các mẹ phải chế biến thật sạch để loại bỏ bớt độc tố.
Cách thông thường để loại bỏ những độc tố trong lá gan: Ngâm vào nước nóng hoặc sữa tươi khoảng 3,4 lần. Trước khi ngâm, mẹ cũng có thể dùng dao khứa trên mặt lá gan để chất độc tan đi nhanh hơn.
6. Thịt đỏ (thịt bò)
Thịt bò được phân loại dựa theo lớp thịt và hàm lượng chất béo có trong thịt.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy phụ nữ có tỷ lệ sắt cao trong cơ thể sẽ làm được các công việc trí não tốt hơn và nhanh hơn. Cũng như lý giải giống gan, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thịt bò. Thịt bò cũng là một trong những loại thịt trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa nhất. Tuy nhiên, không phải miếng thịt bò nào cũng nhiều chất như nhau. Thịt bò được phân loại dựa theo lớp thịt và hàm lượng chất béo có trong thịt. Càng nhiều chất béo thì thịt càng mềm.
Thông thường khi lựa chọn thịt bò cho trẻ, mẹ nên chọn loại thịt nạc. có khoảng 80% nạc và 20% chất béo. Để biết đâu là miếng bò nhiều chất béo, mẹ có thể nhìn màu sắc của miếng thịt: những miếng thị có màu sáng và các sợi mỡ chạy dọc như vân cẩm thạch thì sẽ có nhiều chất béo hơn, thịt màu càng tối thì càng có ít chất béo.
Những phần thịt bò nhiều chất béo nhất là: Dẻ sườn bò, Ức bò. Phần thịt bò hợp cho trẻ nhất là filethay còn gọi là thăn bò. Phần thịt thăn bò này vừa mềm, lại không có quá nhiều sợi mỡ, phù hợp cho bé ăn dặm
7. Bơ
Bơ là một loại trái cây béo, tuy nhiên đó là là chất béo không bão hòa đơn, góp phần giúp duy trì lưu lượng máu tốt trong cơ thể trẻ. Máu lưu thông tốt cũng sẽ dẫn đến một bộ não khỏe mạnh. Ngoài ra, với lượng vitamin E khổng lồ từ quả bơ, nó còn giúp bảo vệ các mô mỡ ở não. Mẹ nên chú ý cho bé ăn bơ hàng tuần để có một não bộ khỏe mạnh và thông minh.
8. Cháo yến mạch
Chứa vitamin E, B, chất kẽm, giúp trẻ phát triển một cách hoàn thiện khả năng nhận thức. Nên cho trẻ ăn cháo yến mạch hằng ngày, kèm với bánh rán, xúc xích, hoặc đơn giản hơn, bạn có thể rán bột mỳ với các loại đậu lạc cùng nhau, cho thêm một ít sữa chua hoặc sữa. Buổi sáng, nên cho trẻ uống nước hoa quả, trong đó có chứa một ít dung lượng yến mạch khô.
9. Các loại hoa quả khác
Dâu tây, anh đào, quả mâm xôi… chứa chất chống ôxy hóa, chống lại các bệnh ung thư. Các loại hoa quả trên giàu chất omega 3, củng cố trí nhớ, phục hồi khả năng nhận thức của trẻ. Các loại hoa quả tươi ăn kèm với các loại rau là một công thức hữu hiệu để giúp trẻ thông minh hơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]