- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Bi đát hơn, không có một đội nào mấp mé hy vọng lọt vào vòng hai, khi tất cả đều cầm đèn đỏ trong bảng đấu của mình. Cụ thể, Úc đá ba trận thua cả ba, chín lần thủng lưới và chỉ ghi được ba bàn thắng. Nhật Bản, đội bóng số 1 châu Á, cũng cầm đèn đỏ với hai trận thua, một trận hòa, ghi hai bàn và thủng lưới sáu bàn. Cả Hàn Quốc lẫn Iran cũng đứng bét, đều được một điểm và cùng có hiệu số bàn thắng bại là -3!
Hàn Quốc không thể hiện được gì tại World Cup 2014.
Xin đừng tự an ủi theo kiểu “phép thắng lợi tinh thần” của AQ khi nói rằng tuyển Anh cũng đứng bét bảng, Ý áp chót; và Úc tuy đứng chót nhưng cũng chỉ sau đương kim vô địch Tây Ban Nha!
Nên nhớ, đây là một giải đấu mà chúng ta thấy sự trỗi dậy của nhiều đội bóng chiếu dưới như Costa Rica, Chile, Colombia, Algeria, Mexico; và rất nhiều đại gia đã thất bại thảm hại như Tây Ban Nha, Anh, Ý, Bồ Đào Nha.
Lý giải cho sự yếu kém của nhiều đại gia, có thể đưa ra một nhận định chung như sau: Họ bị vắt kiệt sức ở những giải vô địch quốc gia khắc nghiệt, ở Champions League. Họ đã thừa mứa vinh quang, nên không có động lực để thi đấu ở World Cup. Và cả thời tiết khắc nghiệt của Brazil cũng không thuận lợi cho các đại gia đến từ châu Âu.
Với các đội châu Á, gần như không hề mắc phải những nguyên nhân dẫn đến thảm bại nêu trên. Cho dù Nhật Bản trong nhiều năm gần đây đã trở thành một hiện tượng của bóng đá châu Á, nhưng giải vô địch quốc gia Nhật (J-League) chẳng có ký lô nào trên đỉnh của bóng đá thế giới. Cầu thủ Nhật xuất ngoại để chơi ở châu Âu không nhiều và cũng chẳng phải là trụ cột để mà nói rằng họ kiệt lực. Thế thì tại sao những Costa Rica, Colombia, Mexico gây chấn động còn châu Á thì không?
Trong phạm vi một bài viết, thật khó để nói một cách đầy đủ về sự thất bại của bóng đá châu Á, dù rằng trong những năm gần đây, nền bóng đá của lục địa này cũng có không ít lần gây chú ý kiểu như năm 2002. Năm ấy, với ưu thế sân nhà cả Nhật và Hàn đều gây ấn tượng mạnh. Trong đó đặc biệt là Hàn Quốc với danh hiệu đệ tứ anh hào! Ai cũng nghĩ rằng sau lần đăng cai và thành công rực rỡ ấy, bóng đá châu Á sẽ có cảm hứng phát triển và lột xác đi lên. Nào ngờ, 12 năm sau bóng đá châu Á lại trở về với ngày xưa, cái ngày mà ai cũng ăn hiếp được.
Riêng mình, tôi nhận thấy có mấy lý do khiến bóng đá châu Á chưa thật sự lột xác được: 1-Gen của người châu Á thua kém các sắc dân châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Trong số bốn đại diện của châu Á đến Brazil, có Úc không rơi vào điểm yếu này khi thực chất họ là dân châu Âu. Song, với xứ chuột túi, bóng đá chẳng phải là môn thể thao được ưa thích. 2-Bóng đá tuy được người châu Á yêu thích, nhưng với truyền thống nặng về khoa cử, người châu Á đến với nghề đá bóng chẳng qua là không biết làm gì! Tôi từng đặt vấn đề này với những nhà quản lý cấp cao của J-League, họ cũng thừa nhận và cho rằng: Cứ nhìn cái cảnh xã hội nháo nhào, căng thẳng ở các kỳ thi tuyển sinh đại học tại Nhật, Hàn (giống y Việt Nam ta!) là đủ biết.
Vì vậy, bóng đá châu Á khó đem lại niềm vui trọn vẹn cho người châu Á.
Theo Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]