- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Những năm gần đây, xu thế làm phim học đường đang dần lên ngôi tại xứ Hàn. Chỉ riêng năm 2015, thể loại này được đón nhận khá tích cực, hàng loạt phim lấy bối cảnh học đường ra đời, như School 2015, Angry Mom (Khi Mẹ Ra Tay), Cheer Up (Vũ Điệu Tuổi Trẻ), hay Reply 1988 (Lời Hồi Đáp 1988).
Tưởng chừng khán giả sẽ bị "bội thực", thực tế lại cho thấy những bộ phim học đường này được quan tâm ở mức nhất định. Trẻ trung, ngông cuồng, những khó khăn trước tuổi mới lớn, ước mơ và tình yêu gà bông luôn là những yếu tố sẽ xuất hiện trong drama học đường Hàn. Đây là những mô típ mà các nhà sản xuất ưa chuộng "tin dùng".
Cậu ấm cô chiêu
Đây là mô típ khó thay thế được của những bộ phim học đường gần đây. Nhân vật chính là những cậu ấm trong tầng lớp giàu có, có thành tích học tập nổi trội. Ví dụ về các gương mặt này gần đây nhất là những học sinh lớp học hạng A trong Cheer Up (Sassy, Go Go/Vũ Điệu Tuổi Trẻ). Trước đó, còn có Park Se Young trong School 2013, hay nhân vật của Baro trong Angry Mom (Khi Mẹ Ra Tay) và bộ tứ F4 trong Boys Over Flowers.
Đội cậu ấm cô chiêu Baek Ho toàn“thần đồng” và Real King - "trùm" đội sổ học tập
Các cậu ấm F4 luôn có địa vị rất cao trong trường
Bên cạnh đó, những nhân vật này thường sở hữu tính cách bốc đồng, lạnh lùng và hay bắt nạt các bạn cùng lứa. Họ sẵn sàng dùng thủ đoạn để giữ vị trí học tập, được mọi người xem là đàn anh, đàn chị và đặc biệt ngoại hình thì rất nổi trội và thu hút.
Chae Soo Bin sẵn sàng giở thủ đoạn để đoạt ngôi vị hạng nhất
Đàn anh F4 nhìn cô Ku Hye Sun nghèo nàn bằng nửa con mắt
Baro nổi loạn trong Angry Mom
Cậu ấm cô chiêu đối mặt với gia đình
Thông thường, những cô cậu này gặp vấn đề với gia đình như áp lực điểm số, dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ. Chae Soo Bin trong Cheer Up là ví dụ điển hình cho sự nông nổi đó. Trong khi đó, anh bạn Kim Ji Soo đạt thành tích tệ hơn bình thường ngay lập tức sẽ hứng chịu những trận đòn roi khủng khiếp từ người bố độc tài của mình. Chưa hết, bốn anh chàng F4 của BOF cũng gặp không ít áp lực vì là con cháu trong tập đoàn danh giá, luôn phải "giữ kẽ" để phù hợp với địa vị xã hội.
Chae Soo Bin khóc thảm thiết vì những hành động nông nổi
Ji Soo quay về trường với vết thương trên mặt vì không đạt được điểm cao
Ngoại hình F4 phải luôn chỉn chu để giữ thể diện cho gia đình
Những nhân vật “chiếu dưới” phải chịu cảnh thiệt thòi
Dàn nhân vật chính thường gồm hai phe "chiếu trên" và "chiếu dưới". Để làm nổi bật kịch bản, biên kịch thường phân loại họ vào thứ hạng thấp trong trường, là những cá thể không có tiếng nói vì lý do thành tích học tập kém, hay gia cảnh không được như bạn bè cùng trang lứa. Tạo hình nhân vật nếu không thông minh, thì sẽ sở hữu tính khí sôi nổi, hướng ngoại và có những người bạn tốt.
Như nhân vật Duk Sun (Hyeri) trong Reply 1988, cô nàng với thành tích học tập “không đỗ nổi đại học” luôn bày ra những trò “khó đỡ”, tinh nghịch và có lũ bạn cực thân từ thời “cởi truồng”. Hay cô nàng chậm tiêu Yeon Doo (Jung Eun Ji) trong Cheer Up cũng hổ báo không kém với thành tích đứng hạng 199 toàn trường, dù là đội trưởng nhóm nhảy Real King.
Duk Sun luôn có những trò hề trong Reply 1988
Yeon Doo “chậm tiêu” luôn hành động mà không nghĩ đến hậu quả
Nhóm phụ huynh quyền lực
Bố mẹ áp đặt thành tích học tập con cái được xem là nhóm nhân vật tiêu biểu cho những phim học đường thời đại. Các bậc phụ huynh trung thành với mô típ trên như người mẹ của Kwon Soo Ah trong Cheer Up và cha của Hang Sang Tae trong Angry Mom, họ luôn dùng quyền lực xã hội đòi yêu sách từ nhà trường và giáo viên để đổi lấy thành tựu cho con cái mình. Tuy nhiên, trong số những nhât vật phụ huynh "đã được đóng khung", người mẹ bá đạo Kang Ja (Kim Hee Sun) trong Angry Mom chính là mẫu nhân vật lội ngược dòng ngoạn mục khi đánh bạo giả dạng thành học sinh trung học để bảo vệ con gái mình đang bị bắt nạt ở trường, dù tính thực tế không được đánh giá cao.
Mẹ Kwon Soo Ah dùng tiền và quyền lực của mình để mua chuộc thành tích
Những giáo viên bất lương
Việc lồng ghép những giáo viên này vào hệ thống giáo dục để tạo nút thắt kịch tính cho bộ phim. Những kẻ lề trái này là người kẻ lằn ranh giữa hai tầng lớp học sinh đối lập như Kwon Soo Ah và Yeon Doo. Họ còn có những hành vi phi đạo đức nghề nghiệp như biển thủ, nhận hối lộ, sẵn sàng tống cổ học sinh nào ngáng đường mình và luôn bị điều khiển bởi các vị phụ huynh quyền lực. Kết thúc phim là lúc họ bị bắt hoặc buộc thôi chức khi tội ác được phơi bày.
Hai người luôn nhận hối lộ từ phụ huynh và tìm mọi cách che giấu hành vi của mình
Những giáo viên yêu nghề
Những vị giáo viên này là ngọn hải đăng soi sáng bóng tối. Khi những học sinh lạc lối và mất niềm tin vào công lý hay cuộc sống, các thầy cô giáo tốt bụng này sẽ dốc sức dạy dỗ và truyền cảm hứng học tập đến các cô cậu. Họ là người sẵn sàng bất chấp mọi điều, đứng về phía học trò và trở thành vị cứu tinh. Với triết lý dùng tài, đức và tâm để giáo huấn thế hệ trẻ nên người, đây là những vị thầy cô được "bọn trẻ" vô cùng mến mộ.
Thầy dạy toán và cô giáo thể dục luôn sát cánh cùng học sinh
Tuy chỉ vỏn vẹn 6 mô típ để xào nấu cho một bộ phim học đường. Thế nhưng các nhà đạo diễn và biên kịch tài ba luôn biết phối hợp các yếu tố mạnh nhẹ, những cú "twist" gây bất ngờ cho người xem, khiến các khán giả trẻ, đặc biệt là khiến cho những ai còn đi học cảm thấy thích thú chốn học đường.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]