Nhiều người không khỏi khen ngợi cho cách suy nghĩ của các em và cảm thấy thích thú bởi lâu rồi họ mới được đọc những bài văn mang tính chủ động, sáng tạo như vậy.
Chân dung nàng Kiều trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.
Ngoài những câu hỏi kiến thức thông thường, người ra đề còn đặt học trò vào tình huống “Nếu ở trong hoàn cảnh của Thúy Kiều (cha và em bị bắt, bị đánh đập dã man trong cơn gia biến)” và đặt câu hỏi “Em có lựa chọn nào khác so với cách Kiều đã chọn (bán mình cứu cha, trao duyên cho em) không?”
Trước cách làm của nhân vật chính, em Nguyễn Thị Hồng Yến đã thẳng thắn thể hiện quan điểm cá nhân là không đồng tình với cách làm này, em Yến đưa ra chính kiến riêng của mình: “Nếu là Kiều, em sẽ không vội vàng lấy tiền của người khác để cứu cha ngay. Em sẽ cùng Thúy Vân và Vương Quan chia nhau làm việc kiếm thêm tiền hoặc lấy tài năng trời ban của mình áp dụng vào thực tế để kiếm tiền rồi dần dần cứu cha ra. Tuy để cha chịu khổ trong một thời gian nhưng em nghĩ nỗi khổ thể xác của một người cha sẽ không đau lòng bằng nỗi đau tinh thần khi ra khỏi lao ngục, không gặp lại con gái mà chính sự ra đi của người con mình để cứu mình thì cha sẽ đau lòng biết bao. Mọi chuyện sẽ không loạn lên, không có trao duyên, không có đau thương bi đát nếu như Kiều không bán thân và cầm tiền của Mã Giám Sinh”.
Em Yến thẳng thắn chia sẻ nếu là Kiều em sẽ đi làm thêm.
Bài văn của Yến đã được thầy giáo đánh giá cao, và cho điểm 9. Thầy giáo Phi Hùng cũng chia sẻ: “Với mong muốn học sinh cảm nhận gần gũi với một tác phẩm văn học ra đời cách đây hơn 200 năm, tôi chọn cách đặt những câu hỏi đời thường để các em tự do bày tỏ tư duy, suy nghĩ, quan điểm của bản thân”.
Không chỉ có vậy, những lời văn của Yến cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ dân mạng, không ít lời khen ngợi dành cho cô nữ sinh thẳng thắn này.
Bạn Minh Châu chia sẻ: “Mình rất thích bài văn của em Yến. Thích ở chỗ em ấy dám nói ra suy nghĩ của mình và không ngần ngại bày tỏ em sẽ làm gì khi gặp tình huống như vậy. Cách giải quyết của Yến rất hay và xứng đáng với phong cách sống của người con gái nghị lực hiện đại”.
Còn Hoàng Hải cho rằng: “Bài văn thể hiện sự sáng tạo độc đáo. Mình ủng hộ tư tưởng của bạn này”.
Bên cạnh lời khuyên Thúy Kiều nên đi làm thêm thay vì bán mình chuộc cha, nhiều học sinh khác của lớp 10A4 còn đưa ra những giải pháp độc đáo không kém.
Với cùng đề bài “các học sinh khác của lớp 10A4 cũng đưa ra nhiều giải pháp bất ngờ. Tiêu biểu, Thúy Kiều có thể bán đất, bán nhà lấy tiền cứu cha, hay góp vốn làm ăn cùng Kim Trọng, lấy sắc đẹp thi tuyển vợ đại gia, làm thiếp của quan phủ..
Vay tiền, bán nhà, bán đất, ba mẹ con làm để có tiền chuộc cha, nhờ Kim Trọng giúp.
Bán em, để giữ tình yêu cho mình và được vui vẻ với Kim Trọng mà không phải trao duyên cho ai.
Nếu là Kiều em sẽ cùng Kim Trọng góp vốn làm ăn chung để kiếm tiền chuộc cha.
Em sẽ về làm thiếp cho quan phủ để từ đó cứu cha và sống hưởng thụ
Nếu là Kiều em sẽ không bán thân và sẽ lấy sắc đẹp để đi thi tuyển vợ của các đại gia để có tiền chuộc cha.
Nếu là Kiều em sẽ lên quan phủ kiện thằng bán vải! Vì nó vu oan cho nhà Thúy Kiều.
Bên cạnh những học sinh bày tỏ quan điểm riêng cũng không ít những bạn còn lại cho rằng, cách làm của Kiều là đúng đắn bởi Kiều không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán mình chuộc cha.
Qua một bài kiểm tra nho nhỏ như vậy, chúng ta đã thấy được hết sự nỗ lực cũng như cách suy nghĩ sáng tạo của học sinh ngày nay. Dẫu còn nhiều bài văn chưa đạt được điểm tốt, nhưng những quan điểm của các em phần nào thể hiện được ý thức độc lập khi làm bài.
Theo Doisongphapluat
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]