Nghiên cứu này cũng cho thấy sự chênh lệnh lớn về tốc độ tăng trưởng giữa các công ty đa quốc gia siêu nhỏ xuất khẩu hàng hóa so với các công ty không có hoạt động xuất khẩu. Cụ thể, 58% các công ty xuất khẩu đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm, so với chỉ 36% các công ty không xuất khẩu.
Ngoài các cơ hội tăng trưởng gia tăng, các công ty đa quốc gia siêu nhỏ trong khu vực cho rằng sự hiện diện tại các thị trường khác nhau sẽ đem lại những lợi thế khác mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa không có được, bao gồm việc tiếp cận lực lượng lao động chi phí thấp (46%), chi phí nhân sự thấp hơn (37%) và khả năng tận dụng những kỹ năng tay nghề khác nhau trong thị trường lao động (36%).
Ông Karen Reddington, Chủ tịch, FedEx Express châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh: “Từ lâu, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp không cần phải trở nên lớn mạnh mới có thể mở rộng ra toàn cầu và nghiên cứu này đã cho thấy rằng những doanh nghiệp nhỏ đã thiết lập sự hiện diện tại các thị trường khác đang thành công với chiến lược này.”
Theo phân tích của ông Karen Reddington, các công ty đa quốc gia siêu vi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương phần lớn lựa chọn mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực, giúp tăng cường khả năng liên kết trong khu vực và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cho hành lang thương mại xuyên Á và đây trục thương mại quốc tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới./
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]