Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo gửi nhà đầu tư của Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC).
Cụ thể, theo VCSC, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) khởi đầu chuỗi ĐHCĐ của các ngân hàng trong đó thông tin về các thương vụ M&A sẽ được công bố.
Trong trường hợp của CTG, ngân hàng sẽ sáp nhập với Ngân hàng TMCP Xăng dầu (PG Bank) để được cấp vốn hoàn toàn theo tỷ lệ 0,9 cổ phiếu CTG đổi lấy 1 cổ phiếu PG Bank (xấp xỉ 226 triệu USD theo giá đóng cửa phiên 15/4).
Không có thông tin nào được đưa ra về giá trị sổ sách của PG Bank nhưng nếu đánh giá dựa trên cơ sở tín dụng, CTG hiện đang trả 0,34 đồng cho mỗi đồng dư nợ, và mức PER 2014 tương ứng là 36 lần. Trong khi đó thì CTG đang được định giá tương ứng ở mức 0,12 đồng cho mỗi đồng tín dụng, và PER 2014 là 12 lần.
Dư nợ tín dụng hiện nay của PG Bank bằng 2,7% của CTG (dư nợ tín dụng của CTG là 25,4 tỷ USD, hay 542.685 tỷ đồng) và sẽ không ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động kinh doanh.
Theo sau thông tin sáp nhập của MHB và MDB hồi đầu năm nay, ban lãnh đạo CTG tin tưởng sẽ có thể hoàn tất thương vụ này. Dự kiến việc thỏa thuận sẽ kết thúc trong Quý 3/2015.
VCSC không cho rằng việc tiếp cận hơn 6.000 điểm đổ xăng của Petrolimex sẽ có lợi. Khi kết thúc thương vụ, Petrolimex sẽ nắm giữ 2,7% cổ phần CTG. Cũng như PNJ không thể bán trang sức tại các điểm đổ xăng của SFC, nên công ty này cho rằng CTG không thể hưởng lợi từ các điểm đổ xăng của Petrolimex.
Ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ thành lập công ty tài chính trực thuộc trong quý 3/2015 – đi theo xu hướng của các ngân hàng khác nhằm theo đuổi mảng tín dụng tiêu dùng/vay không có tài sản đảm bảo thông qua công ty con độc lập.
Về thông tin CTG tiếp tục hỗ trợ nhân sự cho GP Bank và Ocean Bank. Theo VCSC, nhiệm vụ của CTG đối với hệ thống ngân hàng là tương đối lớn tương tự VCB và BIDV. Tuy nhiên, CTG tái khẳng định không có kế hoạch nào sáp nhập với GP Bank hoặc Ocean Bank ở thời điểm hiện tại.
VCSC cũng nhận định mục tiêu lợi nhuận giai đoạn 2015-2017 theo văn bản sáp nhập có vẻ không có gì hấp dẫn. Các ngân hàng, so với các ngành khác thường có xu hướng đặt ra kế hoạch khiêm tốn, nhưng các văn bản sáp nhập đã đặt ra mức tăng trưởng LNTT lần lượt 0%,3%,4% cho năm 2015,2016 và 2017 – dường như là quá khiêm tốn. Tăng trưởng tín dụng được dự báo ở mức 16%, 13% và 12% trong năm 2015, 2016 và 2017. Tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng khoản vay khách hàng nhưng dự báo của chúng tôi cho tỷ lệ cho vay khách hàng chỉ lần lượt là 14%, 12%, và 11%. Do đó, CTG có thể sẽ giảm NIM hoặc tăng chi phí dự phòng trong tương lai.
Về CAR (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) sẽ tăng từ dự báo trước đây từ 10,3% đến 10,4% sau sáp nhập – VCSC cho rằng không chắc về nguyên nhân từ văn bản sáp nhập cho thấy vốn điều lệ sau sáp nhập ở mức 49,2 nghìn tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu 59,2 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2015 (và con số cho năm 2016, 2017) cho thấy không cần thiết để tăng vốn ngay lập tức. Nếu điều này là sự thật, thì chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao mục tiêu LNTT khiêm tốn trong cùng giai đoạn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]