Tổng tài sản toàn ngành tiếp tục giảm thêm 1% trong tháng 3 xuống còn 6,449 triệu tỷ đồng. Như vậy trong quý I, cả ngành ngân hàng đã sụt giảm khoảng 65 nghìn tỷ đồng, khoảng 5% so với cuối năm 2014. Tuy nhiên tính từ đầu năm 2013 đến nay, tổng tài sản toàn ngành đã tăng 29%.
Vốn tự có của hệ thống ngân hàng tăng khoảng 27 nghìn tỷ đồng trong quý I, gần bằng cả mức tăng của năm 2014 (khoảng 30 nghìn tỷ đồng). Từ đầu năm 2013, vốn tự có của các ngân hàng cũng đã tăng khoảng 28%.
Hệ số an toàn vốn tối thiểu của cả hệ thống đến cuối tháng 3 là 13,5%. Xu hướng của hệ số này là giảm dần từ khi được NHNN công bố (tháng 4/2012) đến nay.
Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu được báo cáo đến cuối tháng 2/2015 là 3,95%, tăng từ mức 3,25% của cuối năm ngoái. Tuy nhiên con số này có trong 3 năm qua lặp lại một chu kỳ thú vị là thường tăng dần qua các tháng trong năm và bất ngờ giảm sâu vào tháng 12.
NHNN cũng cập nhật tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống đến hết tháng 3 là 4,075 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 2,6% so với cuối năm ngoái (tương đương khoảng 100 ngìn tỷ). Con số này được đóng góp chủ yếu từ mức tăng trong tháng 3 (khoảng 79 nghìn tỷ đồng).
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn tiếp tục tăng lên mức 25,5%. Mức cao nhất từ khi con số này được công bố. Vào tháng trước khi TT 36 có hiệu lực (nâng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay chung dài hạn từ lên 60% từ mức 30% trước đó), tỷ lệ này đã tăng mạnh lên 25,3% (từ mức 21,8%).
Một dữ liệu khác cũng cho biết, số dư tài khoản thanh toán cá nhân tăng 5,6% trong quý I, khoảng hơn 8.700 tỷ đồng, cả năm ngoái con số này là 35%. Đây là các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân mở tại ngân hàng để sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung ứng (như dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán bằng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ngoài thẻ).
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]