Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Mitsubishi UFJ, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, cho hay lãi ròng của họ trong khoảng thời gian trên mặc dù tăng 9% lên 578,72 tỷ yen (4,99 tỷ USD), song vẫn thấp hơn mức tăng tương ứng hơn 80% mà họ đạt được cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, lợi nhuận của hai đối thủ lớn của Mitsubishi UFJ thậm chí còn sụt giảm.
Cụ thể, lợi nhuận của Rival Mizuho Financial Group đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 355,29 tỷ yen, trong khi lãi ròng của Sumitomo Mitsui Financial Group giảm 5,2% còn 479,55 tỷ yen.
2013 là năm hoạt động hiệu quả nhất trong nhiều thập niên trở lại đây của thị trường chứng khoán Nhật Bản, với việc chỉ số Nikkei 225 tăng 57%, chủ yếu do đồng yen yếu đi nhiều khi Nhật Bản triển khai chính sách do Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng nhằm chấn hưng nền kinh tế.
Chính sách có tên gọi là Abenomics này đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào thị trường chứng khoán – nơi các ngân hàng nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu và điều này đã giúp các ngân hàng Nhật Bản, đặc biệt là các ngân hàng lớn, thu lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhiều trong năm 2014 khi thị trường chứng khoán mất đi sự hấp dẫn, các ngân hàng Nhật Bản đã và đang phải vất vả tìm khách hàng muốn vay vốn, bất chấp nỗ lực bơm tiền vào nền kinh tế của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước này lại chẳng mặn mà vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh sau đợt tăng thuế tiêu dùng hồi tháng 4/2014, khiến tăng trưởng kinh tế Nhật Bản bị tác động mạnh. Hiện tại, mọi sự chú ý đang dồn vào sự kiện Nhật Bản sẽ công bố số liệu tăng trưởng GDP trong quý 3 vào ngày 17/11, sau khi GDP sụt giảm trong quý 2./.
Theo Vietnamplus.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]