Mạng xã hội facebook không chỉ phổ biến với 1,3 tỷ người dùng trên thế giới, mà còn là đối tượng thâu tóm của nhiều hãng công nghệ khác.
Chỉ 4 tháng kể từ ngày Facebook chào đời, các nhà đầu tư và giám đốc điều hành của một số công ty đã bắt đầu “năn nỉ” nhà đồng sáng lập kiêm CEO Mark Zuckerberg nhượng lại công ty. Nhưng Zuckerberg đã từ chối tất cả những lời đề nghị đó, tuy nhiên có một vài trường hợp mà các nhà đầu tư gần như đã nắm được Facebook.
Dưới đây là 10 công ty đã cố gắng mua lại gần như nắm được Facebook.
1. Một nhà tài chính dấu tên tại New York trả giá 10 triệu USD
Facebook chính thức ra mắt vào tháng 2/2004. Chỉ 4 tháng sau đó, chàng thanh niên 20 tuổi Mark Zuckerberg đã nhận được một lời đề nghị về việc chuyển nhượng lại mạng xã hội này với giá 10 triệu USD từ một nhà tài chính dấu tên ở New York. Tuy nhiên, Zuckerberg chưa bao giờ xem xét đề nghị này một cách nghiêm túc.
2. Friendster
Một công ty nữa cũng nhăm nhe mua lại Facebook là mạng xã hội Friendster. Jim Scheinman, giám đốc điều hành của Friendster đã chia sẻ với VentureBeat ý định của mình: “Chúng tôi sắp sửa thâu tóm Facebook, một công ty nhỏ với sự khởi đầu mà chẳng ai biết đến”. Tuy nhiên, Friendster cũng không đạt được ý định của mình.
3. google
Zuckerberg và người bạn cùng phòng ở ký túc xá tại đại học Harvard đã cùng nhau thuê một căn hộ ở Palo Alto, bang California (nơi đặt trụ sở của Google) trong suốt mùa hè năm 2004.
Không lâu sau đó, giám đốc điều hành của Google đã đến gặp và ngỏ lời muốn hợp tác, hay nói thẳng ra là mua lại Facebook. Cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu, nhưng nó lại tái diễn một lần nữa vào mùa thu năm 2007, khi người thăm dò của Google đề nghị với hội đồng quản trị được đích thân đi đặt mối làm ăn mới.
Theo đó, Google sẽ chịu trách nhiệm quảng cáo toàn cầu cho Facebook. Google chẳng bao giờ có được mối làm ăn đó, tuy nhiên lời đề nghị về số tiền đầu tư lên đến 15 tỷ USD đã đem lại cho Facebook một diện mạo mới.
4. Viacom
Mùa xuân năm 2005, khi Facebook đang thương thảo với công ty bưu chính tại Washington để tìm kiếm đầu tư, Viacom đã nhảy vào với mức giá đề nghị 75 triệu USD để mua lại công ty. Và Zuckerberg sẽ kiếm được 35 triệu USD từ khoản tiền kếch xù đó. Nhưng, chủ tịch Sean Parker của Facebook đã tranh thủ lời đề nghị đó để yêu cầu thêm những điều khoản béo bở hơn từ công ty Bưu chính.
Viacom không vì thế mà chịu từ bỏ, nhất là khi họ biết được những người theo dõi kênh MTV (sản phẩm của Viacom) đang dành ngày càng nhiều thời gian cho Facebook. Mùa thu năm 2005, Zuckergerg bay đến New York để đàm phán với Tom Freston, CEO của Viacom.
Sau một hai lần đàm phán (tính cả năm 2006), thương vụ này cũng không đi đến đâu. Kết quả là Viacom quyết định rút lui và kể từ đó chưa hề có ý định quay lại.
5. MySpace
Mùa xuân năm 2005, Chris DeWolfe, CEO của MySpace, đến gặp Zuckerberg và ban sáng lập của anh, với ý định mua lại Facebook. Zuckerberg cùng Sean Parker và tham vấn viên Matt Cohler đã tiếp đón DeWolfe, nhưng “chỉ đơn giản vì thấy DeWolfe là một người khá thú vị, hơn nữa là họ cũng đang rất hiếu kì về MySpace”.
Khi hai bên thương lượng, Zuckerberg hỏi Dewolfe, liệu MySpace có dám mua lại Facebook với giá 75 triệu USD? Dewolf từ chối. Trong lần đàm phán thứ hai cùng năm đó, Zuckerberg tăng giá lên 750 triệu USD và DeWolfr dĩ nhiên lại một lần nữa nói “Không”.
6. News corp, công ty mẹ của MySpace
Tháng 1/2006, Ross Levinsohn, tại thời điểm đó là “ông trùm” News corp, đã mời Mark Zuckerberg và một trong những tham vấn viên của anh là Matt Cohler, tới Los Angeles. Levinsohn ngỏ ý muốn mua lại Facebook nhưng còn e ngại, không biết có thể tiếp tục phát triển nó hay không.
Zuckerberg đã đáp thằng thừng “Đó chính là điểm khác biệt giữa một công ty ở Los Angeles và một công ty ở thung lũng Silicon”, anh nói thêm “Chúng tôi tạo ra nó là để phát triển, còn bằng cách nào thì các anh đây (người của MySpace) không thể biết được”.
7. NBC
Năm 2005, người của NBC cũng ghé qua thăm dò tình hình để thâu tóm Facebook.
8. Yahoo
Mùa hè năm 2006, Yahoo quyết định trả giá 1 tỷ USD để mua lại Facebook. Các nhà đầu tư cũng như các giám đốc điều hành của Facebook bấy giờ gần như đã muốn bán, nhưng tại thời điểm đó, Facebook chuẩn bị cho ra mắt tính năng “News Feed” (Bảng tin).
Nếu tính năng này hiệu quả, Zuckerberg cho biết, Facebook sẽ đáng giá hơn nhiều chứ không chỉ là 1 tỷ USD.Yahoo sau đó đã hạ giá xuống còn 850 triệu USD. Và với mức giá này thì ban quản trị Facebook không mất quá 10 phút để từ chối. Mùa thu năm đó, Yahoo trở lại với lời đề nghị 1 tỷ USD và thậm chí có thể hơn thế.
Tuy nhiên, Facebook bấy giờ đã trở thành một hiện tượng thu hút đông đảo không chỉ sinh viên mà còn cả những người lớn tuổi hơn. Số lượng đăng kí mỗi ngày tăng từ 20.000 đến 50.000 lượt. Vì vậy, chẳng có lí do gì mạng xã hội này lại để bị Yahoo thôn tính với mức giá chỉ 1 tỷ USD.
9. AOL – công ty cung cấp dịch vụ Internet
Giữa năm 2006, Jonathan Miller, sau này là CEO của AOL, quyết tâm mua lại Facebook. Ông thậm chí còn thuyết phục Anne Moore, CEO của tạp chí Time, vào cuộc. Nhưng kết quả cũng chỉ như những công ty đi trước.
10. Microsoft
Với quyết tâm không để Facebook rơi vào tay Google, Microsoft đã trả giá 15 tỷ USD để mua lại mạng xã hội này. Nhưng Ballmer (CEO của Microsoft) cũng thừa thông minh để hiểu rằng, Zuckerberg không đời nào muốn từ bỏ quyền kiểm soát của mình đối với Facebook.
Ông đã đưa ra một đề nghị khác. Theo đó, Microsoft sẽ nắm giữ cổ phần có giá trị 15 tỷ USD của Facebook, tuy nhiên sau mỗi 6 tháng chỉ được mua thêm 5% cổ phần công ty. Cứ như thế thì thời gian để hoàn tất thương vụ này cũng phải mất 5 đến 7 năm.
Tuy vụ mua bán như kế hoạch trên chưa từng xảy ra, nhưng cuối cùng thì Microsoft cũng đã mua được 1,6 % cổ phần Facebook với giá 250 triệu USD. Cùng với đó thì Microsoft yêu cầu Facebook phải thông báo khi Google muốn mua lại công ty này một cách nghiêm túc.
Theo Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]