Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) được Bộ GTVT ký quyết định thành lập thay thế Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) vào tháng 10/2013.
Trong buổi lễ ra mắt chính thức tập đoàn SBIC vào cuối tháng 12/2013, ông Nguyễn Ngọc Sự, chủ tịch hội đồng thành viên SBIC đã thông báo con số lãi sau khi cân đối tài chính năm 2013. Theo đó, Vinashin lãi 7.900 tỷ đồng (371 triệu USD).
Các tân lãnh đạo của công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Con số trên khiến nhiều lãnh đạo Chính phủ và Bộ GTVT không khỏi ngạc nhiên. Bởi lẽ, trong quá trình tái cơ cấu Vinashin, tất cả các lãnh đạo đều nhận định: Chỉ khi thị trường vận tải biển thuận lợi thì ít nhất vào năm 2015 tập đoàn này mới bắt đầu có lãi trở lại.
Riêng viêc công bố lãi vào cuối năm 2013 đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, chứ chưa kể đến con số lãi tính bằng tiền tỷ.
“Khoản lãi 7.900 tỷ của Vinashin không phải do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại mà là kết quả của hoạt động tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu tài chính”. Đây là lời khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (SBIC) khi trả lời báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Sở dĩ có số lãi này, bởi trong quá trình tái cơ cấu tài chính, công ty SBIC được giảm gốc và giảm lãi vay. Nếu hạch toán lãi vay vào báo cáo tài chính thì Vinashin sẽ lỗ, nhưng sau khi xóa số lãi vay này thì báo cáo tài chính đã không ở con số âm nữa mà đã lên tới con số dương.
Được biết, khi “thừa kế” lại Vinashin, SBIC giữ lại 8 doanh nghiệp đóng tàu, gồm: Công ty đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng, Hạ Long, Thịnh Long, Cam Ranh, Công ty công nghiệp tàu thủy Sài Gòn, Công ty Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm.
Quá trình tái thiết lại các doanh nghiệp trên sẽ đi từ nhân sự, tinh giảm số lượng lao động cho đến cổ phần hóa doanh nghiệp.
Việc tìm kiếm đối tác tiềm năng, có thế mạnh trong lĩnh vực đóng tàu cũng được SBIC chú trọng. Hiện tập đoàn hàng hải hàng đầu Hà Lan, Damen đã đang là đối tác chính, đầu tư về lĩnh cực tài chính cũng như thỏa thuận sẽ đem về những hợp đồng đóng tàu cho SBIC. Bên cạnh đó, các đối tác Nga, Hy Lạp, Singapore và cả tập đoàn Samsung cũng được công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hướng đến.
Mục tiêu trong năm 2014 này mà lãnh đạo công ty đặt ra, phải đạt giá trị sản lượng khoảng 7.500 tỷ đồng, tăng khoảng 120% so với năm 2013 với tổng số tàu bàn giao là 78 chiếc.
Như vậy với việc chuyển Vinashin từ tập đoàn trở thành tổng công ty, hiện Việt Nam còn lại 11 tập đoàn hoạt động trong những khu vực kinh tế chủ chốt.
Theo An An (Tổng hợp) - Doisongphapluat.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]