Nội dung nổi bật:
- Goldman Sachs dự báo trong 12 tháng tới đồng USD sẽ tăng thêm 18% so với euro (lên mức 1 USD = 0,95 euro) và tăng 8% so với yên (lên mức 1 USD = 130 yen).
- Goldman không phải là những chiến lược gia duy nhất kỳ vọng USD sẽ lấy lại đà tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác. Các số liệu sẽ đảo chiều và buộc Fed phải nâng chi phí đi vay trong năm nay.
Tháng 4 vừa qua, chỉ số đo lường diễn biến của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt đã giảm 3%, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 6 và đây cũng là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2011.
Các dữ liệu kinh tế tệ hơn dự báo (trong đó có tăng trưởng GDP quý I) làm dấy lên đồn đoán Fed sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức gần 0 thêm một thời gian dài nữa. Trong khi đó báo cáo về thị trường lao động tháng 4 được công bố vào thứ 6 tới sẽ là chỉ báo quan trọng để Fed xem xét nâng lãi suất.
Với những yếu tố trên, Goldman Sachs dự báo nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng 2,9% trong quý này, sau khi gần như không tăng trưởng trong quý trước.
Sau "cơn bão hoàn hảo” trong tháng 3 – Fed trì hoãn nâng lãi suất và thị trường lao động ảm đạm, diễn biến của đồng USD trong tuần trước chính xác là một tiếng kêu gào chứa đầy nỗi thất vọng”, các chuyên gia phân tích của Goldman Sachs nhận định. “Dường như thị trường ngoại hối đã “nổi cơn tam bành”.
Trong báo cáo vừa được công bố, các chuyên gia của Goldman Sachs nhận định trong 12 tháng tới đồng USD sẽ tăng thêm 18% so với euro (lên mức 1 USD = 0,95 euro) và tăng 8% so với yên (lên mức 1 USD = 130 yen). Trước đó, hôm 31/3, ngân hàng này dự báo 1 euro sẽ đổi được 1,03 USD và 1 USD sẽ đổi được 126 yên.
Phiên sáng nay, USD giảm 0,4%, xuống còn 1,1225 USD/euro và không thay đổi nhiều so với yên khi được giao dịch ở mức 119,95 yên/USD.
Goldman không phải là những chiến lược gia duy nhất kỳ vọng USD sẽ lấy lại đà tăng so với các đồng tiền chủ chốt khác. Giới phân tích dự báo các số liệu sẽ đảo chiều và buộc Fed phải nâng chi phí đi vay trong năm nay.
Stan Shamu, chuyên gia đến từ IG Ltd (Melbourne) cho rằng thâm hụt thương mại cao nhất 6 năm là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục chậm lại, đặc biệt là trong bối cảnh Fed đã chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng. "Thâm hụt thương mại là hồi chuông báo động. Có phải điều này có nghĩa là chúng ta sẽ nhìn thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ suy yếu hơn nữa? Trong môi trường mà QE đã kết thúc và lãi suất trực tăng lên, áp lực tăng giá sẽ đè nặng lên đồng USD bởi tất cả đều đang tìm kiếm bến đỗ an toàn.
Joseph Capurso - chiến lược gia đến từ ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (Sydney) - cho rằng kể từ khi đạt đỉnh vào giữa tháng 3, đồng USD đã hạ nhiệt trong 2 tháng vừa qua nhưng đà tăng sẽ quay trở lại khi thị trường dự đoán Mỹ nâng lãi suất.
Kể từ đầu năm đến nay, USD đang là đồng tiền có diễn biến tốt nhất trong các thị trường phát triển với mức tăng 18%. Euro đã giảm 7,4% trong khi đồng yên đánh mất 2,1%.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]