Bernard Foing, một nhà khoa học tại ESA cho hay là trong 10 năm tới, châu Âu sẽ xây một "làng Mặt trăng" nơi có khoảng 100 người sinh sống.
Đầu tiên, "làng Mặt trăng" sẽ là nơi sinh sống của các nhà khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên nhưng rồi dân số sẽ bùng nổ lên hơn 100 người vào năm 2040.
"Vào năm 2050, trên đó sẽ có khoảng 1.000 người và sau đó... chuyện hoàn toàn tự nhiên là họ xây dựng gia đình", ông Foing nói với Newsweek.
Thậm chí nhà khoa học của ESA còn lạc quan rằng những người định cư trên Mặt trăng hoàn toàn có thể sinh con, tạo ra một lớp người không gian hoàn toàn mới.
Theo ông Jan Woerner, Tổng giám đốc của ESA kế hoạch xây dựng "làng Mặt trăng" đầy tham vọng của ESA là khả thi và ngôi làng sẽ là cơ sở nghiên cứu khoa học, khai thác tài nguyên, kinh doanh và địa điểm du lịch hấp dẫn.
Để xây dựng "làng Mặt trăng", ESA cho hay là họ sẽ nghiên cứu cách tận dụng vật liệu tại chỗ để thực hiện quá trình xây dựng. Nhà vật lí Vidvuds Beldavs của Đại học Latvia cho biết là Cơ quan Vũ trụ châu Âu có thể tận dụng đá núi lửa cùng với công nghệ in 3D để tạo thành vật liệu xây dựng "làng Mặt trăng".
Điều khó khăn là nguồn nước, nhưng theo các nhà khoa học thì họ có thể "vắt nước" từ các lớp băng ở hai cực của Mặt trăng. Nhưng chiến dịch đầy tham vọng này muốn thành công thì cần phải có nhiều sự tài trợ hơn, nhất là khi Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS dự kiến sẽ dừng hoạt động vào năm 2024.
"Thật là bực bội khi những lãnh đạo hàng đầu của chúng ta không quan tâm tới kế hoạch này", ông Beldavs - người cũng đang thúc đẩy kế hoạch thuộc địa hóa Mặt trăng của riêng mình cho hay.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]