OLED (đèn quang điện hữu cơ) là công nghệ màn hình rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Thay vì sử dụng đèn nền truyền thống, màn hình OLED sử dụng màng carbon giữa 2 dây dẫn tạo ra ánh sáng khi có dòng điện đi qua. Điều đó có nghĩa là màn hình hoàn toàn không có ánh sáng khi màu đen hiển thị, tạo ra màu đen "thực sự” và dải động cao nhất của bất kỳ công nghệ TV nào.
TV tốt nhất
Với mức giá hợp lý (dưới 2.000 USD) và công nghệ xử lý hình ảnh tuyệt vời, C8 của LG là sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Thiết bị tầm trung này tạo ra phần lớn doanh số cho hãng. Sử dụng bộ xử lý a9 giống dòng W8 siêu đắt của LG, TV C8 có màu sắc và độ nét tốt nhất. C8 thậm chí còn đạt đánh giá "xuất sắc" từ Báo cáo Người tiêu dùng Mỹ về chất lượng hình ảnh.
C8. Ảnh: LG.
TV ít hơn 1.600 USD tốt nhất
B8 gần giống với C8. Giống như phiên bản đắt tiền hơn, TV sử dụng WebOS của LG, hỗ trợ một loạt nội dung HDR và đi kèm với với trợ lý ảo Google Assistant và Amazon Alexa. Điểm khác biệt duy nhất là bộ xử lý hình ảnh, bộ xử lý a7 lỗi thời, mà hãng chỉ sử dụng trong sản phẩm này. Đổi lại, giá B8 thấp hơn khoảng 300 USD.
B8. Ảnh: LG.
TV cao cấp tốt nhất
TV Sony luôn đi kèm với mức giá “khủng”. Dòng A9F Master cũng không ngoại lệ, đắt hơn khoảng 1.200 USD so với TV OLED hàng đầu của LG. Tuy nhiên, Sony có thế mạnh về âm thanh tích hợp và một loạt các ứng dụng đi kèm. Hãng về cơ bản đã biến TV thành một dàn loa xịn, tận dụng diện tích bề mặt của bảng điều khiển để phát âm thanh khắp phòng. Công nghệ có tên "Acoustic Surface Audio +".
A9F Master. Ảnh: Sony.
Điểm trừ là chất lượng hình ảnh của A9F chỉ bằng TV OLED trung cấp của LG, dù dùng bộ xử lý hình ảnh X1 Ultimate mới của Sony. Màu sắc và độ sắc nét hầu như giống nhau nhưng Sony tụt lại phía sau trong những pha hành động nhanh. Sản phẩm có giá 4.498 USD.
TV cong tốt nhất
Về mặt kỹ thuật, Q7C không phải là OLED mà là QLED, viết tắt của LED chấm lượng tử. Tuy nhiên, đây là lựa chọn thay thế gần nhất cho ngân sách hạn hẹp. Thêm vào đó, Q7C là một trong số ít TV cong trên thị trường. Đường cong tinh tế nhưng đủ để bao quanh tầm nhìn ngoại vi của người xem nếu kích thước phòng phù hợp. Nếu không, đặc điểm này sẽ không đáng chú ý, nhờ thiết kế không viền của Samsung. Sản phẩm có giá 1.999,99 USD.
Q7C. Ảnh: Samsung.
TV tốt nhất cho phòng lớn
A1E độc đáo vì cung cấp chất lượng hình ảnh OLED tối ưu với kích thước lớn. Đây là một trong số ít TV OLED 77 inch trên thị trường có giá 10.000 USD, rẻ hơn nhiều so với W8 (15.000 USD) của LG. Như mong đợi từ Sony, chất lượng hình ảnh thật sự ngoạn mục.
A1E. Ảnh: Sony.
Sản phẩm có thiết kế không viền và không có chân đế phía dưới. Thay vào đó, Sony sử dụng một chân đỡ lớn phía sau. Sự kết hợp này khiến hình ảnh trông như đang nổi. Với mức giá gần 8.000 USD, A1E là một trong những TV đắt nhất trên thị trường.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]