Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao. Nhiều người cao tuổi (NCT) than chuột rút vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao. Nhiều người cao tuổi (NCT) than chuột rút vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi và 1/2 tổng số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút, nhất là vào ban đêm. Trong đó, người bị chuột rút 3 lần/tuần chiếm tỷ lệ 4/10, thậm chí một số người ngày nào cũng bị chuột rút.
Cách xử lý
Mỗi khi bị chuột rút nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng đó giảm hoặc mất đi nếu không sẽ rất đau, rất khó chịu, thậm chí rất nguy hiểm. Khi chuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới áp dụng có thể thấy đau tăng lên nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống do các cơ hết co thắt, máu lại được lưu thông trở lại.
Khi đã hết hiện tượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để cho máu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn. Tại nơi bị chuột rút, nếu có điều kiện có thể xoa các loại dầu làm nóng da và cơ hoặc chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm để máu càng dễ lưu thông. Đồng thời cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân...
Nếu thiếu khoáng chất, hãy uống sữa hoặc bổ sung một hay hai viên canxi mỗi ngày. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát nước thường giảm đi, do đó, cơ thể có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.
Những người ít vận động có thể phòng ngừa chứng chuột rứt ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ một ít phút vào buổi tối trước khi đi ngủ. Các bài tập đơn giản làm căng bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể thực hiện tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một mét, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phía trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra, giữä ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lặp lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần trong các tuần tiếp theo.
Một số phương pháp khác cũng có thể làm giảm chuột rút ban đêm, đó là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần chú ý đến việc đi giày sao cho vừa vặn và thích hợp. Những người nào thường mang xăng đan hoặc giày ba ta đế phẳng và mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết. Chính điều đó cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân.
Khi đã bị chuột rút, hãy lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên. Có thể đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá. Nếu không những chỉ là bị chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà còn bị đau, bị chuột rút thường xuyên khi đi bộ, thì đó có thể là triệu chứng của chứng nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt vì có thể nguy hiểm.
Ngăn ngừa
Nếu bị chuột rút chân thường xuyên, bạn cần:
1. Uống nhiều nước: Công thức để giúp bạn xác định thể tích nước cần uống mỗi ngày như sau: lấy trọng luợng cơ thể nhân với 30ml; ví dụ, nếu bạn nặng 60kg, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày là 1.800ml.
2. Bổ sung magiê: Ngoài chuối, cần ăn nhiều loại rau lá xanh đậm, các loại hạt, thịt cá, đậu, ngũ cốc nguyên cám, bơ và chocolate đen.
3. Xoa bóp bàn chân và bắp chân: Mỗi buổi sáng và buổi tối hãy xoa bóp, kéo dãn chân và bàn chân trước khi lên giường để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và dẻo dai.
4. Chọn giày dép vừa chân: Đôi giày không vừa sẽ làm tăng độ co cứng của cơ bắp, có thể dẫn đến chuột rút.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]