1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc, xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm xóc cho cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi, gây nên hội chứng thắt lưng - hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến, trong đó thoát vị đĩa đệm cột sống là một nguyên nhân chính gây đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay. Số lượng bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, điều trị mất thời gian và chi phí tốn kém.
2. Tại sao lại bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra với những người từ 20 tuổi trở lên. Mỗi giai đoạn lại có những nguyên nhân khác nhau gây nên thoát vị đĩa đệm.
Ở những người từ 20 đến 45 tuổi, thoát vị đĩa đệm thường đến trong quá trình lao động. Nguyên nhân chính là do lao động, vận động sai tư thế. Thoát vị đĩa đệm thường gặp phải khi chúng ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Ví dụ thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp…
Sau 45 tuổi, nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm là sự thoái hóa tự nhiên của xương khớp. Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa, chấn thương, gai cột sống, gù vẹo... là các yếu tố nguy cơ của bệnh. Với người cao tuổi, đĩa đệm không còn mềm mại, vòng sụn bị xơ hóa, rạn nứt và có thể bị rách. Nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống thì nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
Một số nguyên nhân khác như: tai nạn hay chấn thương cột sống, di truyền từ bố mẹ...
3. Khi bị thoát vị đĩa đệm cần phải làm gì?
Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Khi điều trị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến chế độ vận động. Trong thời kì cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo, co nhẹ khớp gối và khớp háng.
Một số phương pháp vật lý trị liệu, các liệu pháp phản xạ.
Có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết. Một số phương pháp vật lý trị liệu, các liệu pháp phản xạ, châm cứu thường được sử dụng như: chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng…), dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser... Một biện pháp điều trị quan trọng là thông qua sự can thiệp của biện pháp phẫu thuật. Trong đó phẫu thuật tự động qua da là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới, hiệu quả, an toàn và không để lại biến chứng.
Tuy nhiên chỉ có một số loại thoái hóa cần được điều trị và có những phương pháp thích hợp khác nhau. Có đến trên 70% số trường hợp đĩa đệm mất nước và thoát vị mà không cần điều trị. Cần lưu ý rằng các phương pháp điều trị như thế nào cũng cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sỹ, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc và can thiệp trong bất cứ trường hợp nào.
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, trong đó chú ý tư thế hợp lý trong lao động, vận động và hoạt động, đặc biệt là tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác vật nặng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]