Bác sĩ Robert và cộng sự (Đại học Yard, Mỹ) đã theo dõi các bệnh nhân bị thiếu mãu não tạm thời (TMNTT) trong 5 năm thấy 33% dẫn đến nhồ máu não. Tìm hiểu bệnh sử của các bệnh nahn6 nhồ máu não, tác giả thấy có 40% đã bị ít nhất 1 lần TMNTT (ở những bệnh nhân không được điều trị dự phòng)
Qua đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm ở người có biểu hiện TMNTT
CƠ CHẾ GÂY TMNTT
Gồm 2 cơ chế: Cơ chế huyết động và cơ chế vi tắc nghẽn mạch
Cơ chế huyết động:
Cơ chế huyết động giải thích cơn TMNTT bằng sự giảm khối lượng máu qua não đột ngột do các guyên nhân như: tụt huyết áp, suy tim, hẹp động mạch cảnh, loạn nhịp tim, hẹp hoặc chèn ép các động mạch trước não (động mạch cảnh trong, động mạch đốt sống)....
Thoái hóa đốt sống cổ có thể là nguyên nhân chèn ép vào động mạch đốt sống.
Cơ chế vi nghẽn tắc mạch:
Đây là cơ chế chủ yếu gây nên TMNTT, nhất là ở hệ động mạch cảnh trong – hệ động mạch chiếm vai trò quan trọng trong dẫn máu đi nuôi não. Do những cục tắc nghẽn nhỏ di chuyển từ các động mạch trước não, có thể từ tim hoặc từ các mạch máu khác ở ngoại vi lên não và làm tắc một nhánh náo đó của động mạch não, nhưng chỉ gây thiếu máu tạm thời ở khu vực đó, sau 1 thời gian ngắn, tuần hoàn não khu vực đó được phục hồi nhanh chóng, có thể do cục nghẽn được tiêu đi, di chuyển đi hoặc khu vực đó được các động mạch xung quanh cung cấp máu bổ sung.
Cục tắc nghẽn có thể là:
- Mảng xơ vữa động mạch: Thành phần chủ yếu là Cholesterol ở những người bị rối loạn mỡ máu, lượng cholesterol xấu trong máu tăng cao gây lắng đọng vào thành động mạch, làm hẹp thành động mạch, đặc biệt là động mạch cảnh trong. Dạng này không thể tự tiêu được.
- Cục máu đông hay cục huyết khối: vì dòng một nguyên nhân nào đó khiến máu chảy chậm (suy tim...), đông đặc (mất nước) hoặc tổn thương thành mạch (xơ vữa động mạch), làm tiểu cầu kết dính lại với nhau =>> tạo thành huyết khối trong lòng mạch. Huyết khối này có thể bám vào lòng thành mạch hoặc liên tục di chuyển trong lòng mạch và lớn dần lên, khi đạt tới một đường kính nhất định và lọt vào một vị trí hẹp của động mạch sẽ làm tắc động mạch tại vị trí này.
ĐIỀU TRỊ
Bản thân cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời (TMNCBTT) không điều trị cũng có thể tự hồi phục, nhưng nếu được điều trị kịp thời chắc chắn hồi phục triệu chứng sẽ nhanh hơn, vì vậy việc dùng thuốc tăng cường tuàn hoàn não để điều trị triệu chứng cũng rất cần thiết. Tuy nhiên quan trọng hơn là điều trị để hạn chế tái paht1 cơn khác và hạn chế hoặc ngăn chặn xảy ra nhồi máu não gây thiếu máu não vĩnh viễn (Tai biến mạch máu não)
Thuốc dùng trong điều trị TMNCBTT gồm 2 loại:
+ Dùng các thuốc tăng cường tuần hoàn não: Tăng cường hoạt động của tim, giãn mạch não.... Ginkgo biloba chiết suất từ cao bạch quả đang là trọng tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới do có tác dụng tốt trong tăng cường tưới máu não.
+ Điều trị chống đông và chống kết dính tiểu cầu: Dựa trên cơ chế bệnh sinh của tắc nghẽn mạch trong TMNTT, người ta dùng thuốc chống đông với mục đích đề phòng tạo thành những cục huyết khối mới và ngăn chặn sự tiến triển những cục huyết khối đã có.
Xuất phát từ các cơ chế của quá trình đông máu, người ta sủ dụng các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, thuốc tiêu sợi huyết và các thuốc chống đông khác trong quá trình điều trị huyết khối động mạch não cũng như TMNCBTT
Một vài thuốc được sử dụng:
- Aspirin: Sử dụng liều thấp không quá 300mg/ngày. Có tác dụng chống kết dình tiểu cầu theo cơ chế sau
Aspirin ức chế men Cyclo-oxegenaza dẫn đến ức chế tạo thành chất thromeboxane A2, là một chất prostaglandin làm kết dính tiểu cầu. Nhưng nếu dùng liều cao thì aspirin lại ức chế cả chất prostaglandin được sinh ra từ tế bào nội mạc động mạch mà chất này lại có tác dụng chống kết dính tiểu cầu. Vì vậy mà không dùng liều cao hơn 300mg/ngày.
Thời gian sử dụng liên tục từ 3-6 tháng. Chú ý chống chỉ định của thuốc và theo dõi đề phòng các tai biến có thể xảy ra.
- Sulfinpynajon: thuốc có tác dụng chống bám kết dính tiểu cầu với nội mạc động mạch. Chống chỉ định trong suy gan, thận, loét dạ dày-tá tràng.
- Dipyridamon: Thuốc có tác dụng ức chế men phosphodiesterazadẫn đến chống kết dính tiểu cầu và còn có tác dụng giãn mạch vành và mạch não.
Điều trị phẫu thuật:
Được áp dụng đối với những trường hợp có bệnh lý động mạch cảnh như hẹp hoặc tắc động mạch cảnh. Người ta áp dụng những phương pháp phẫu thuật sau đây:
- Bóc tách cục huyết khối, thay phần động mạch đã hẹp hoặc xơ vữa bằng các ống mềm được chế tạo bằng các vật liệu mới và ưu việt.
- Nối chuyển động mạch cảnh trong với động mạch cảnh ngoài hoặc động mạch khác có cùng chức năng đưa máu lên não hoặc trực tiếp với các động mạch não, để dẫn máu lên não mà không cần đi qua đoạn động mạch đã bị hỏng.
Tóm lại, điều trị bằng thuốc chống đông và phẫu thuật đối với bệnh nhân bị TMNTT có tác dụng rõ ràng ngăn chặn cơn TMNTT tái phát và thiếu máu não hoàn toàn tiếp theo sau TMNTT. Tiên lượng lâu dài đối với bệnh nhân TMNTT là có thể xảy ra nhồi máu não (thiếu máu não hoàn toàn), vì vậy cần được phát hiện sớm, điều trị dự phòng tích cực và theo dõi chặt chẽ.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]