Dấu hiệu cơ bản nhất của thiếu máu não : đau đầu - đãng trí- thiếu tập trung
Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng có nhu cầu đến 15% khối lượng máu từ tim. Thiếu máu não không chỉ khiến đau đầu, chóng mặt mà còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn như đột quỵ, nhũn não, liệt nửa người.
Ngoài nhu cầu về lượng máu lớn, não còn tiêu thụ 20% tổng lượng ôxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng giúp các tế bào thần kinh hoạt động. Theo đó, não bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh sẽ bị suy giảm.
Dấu hiệu đầu tiên của người bệnh bị thiếu máu não là đau đầu kéo dài. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất và hay gặp nhất, chiếm tới 90% người bị thiếu máu não. Ban đầu chỉ là cơn nhói ở vùng đầu, sau đó lan tỏa khắp đầu, nhức hoặc ê ẩm, nặng đầu. Người bệnh có cảm giác đầu rất nặng khi di chuyển hoặc khi phải suy nghĩ nhiều.
Đau đầu do thiếu máu não thường sẽ đau tăng khi thay đổi thời tiết hoặc khi căng thẳng. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài và gây nhiều nguy hại khác cho sức khoẻ như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Ghi nhận của y khoa thế giới cũng nêu rõ: thiếu máu não mạn tính thường phổ biến sau tuổi 55 nhưng sẽ xuất hiện sớm ở những người trẻ như: nhân viên văn phòng, người lao động trí óc hoặc những người bị xơ vữa mạch máu, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tinh thần căng thẳng, sống trong môi trường ô nhiễm và có chế độ ăn uống không khoa học.
Ở một số người cao tuổi, thậm chí người trẻ tuổi, thiếu máu não còn khiến người bệnh thường xuyên đau đầu, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài làm cho người bệnh suy giảm dần trí nhớ, “nói trước quên sau”, từ việc này nhảy sang việc khác nên giải quyết công việc không triệt để, khả năng tập trung tư tưởng rất kém.
GS.TS Nguyễn Văn Thông- PCT Hội Chống đột quỵ VN, CN bộ môn Thần kinh, BV TƯ Quân đội 108 cho biết, khi bệnh nhân bị thiếu máu não, triệu chứng đau đầu là điển hình nhất, tiếp đến là hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng.
Thậm chí, có những cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh nhân có cảm giác bị bại, bị liệt đột ngột hoặc mất tiếng nói nhưng sau đó thì phục hồi. Đây là tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu não nhưng chưa bị nhồi máu não. Nếu không có ngay biện pháp điều trị dự phòng chắc chắn sẽ đưa đến nhồi máu não không hồi phục.
Ai hay mắc thiếu máu não?
Cũng theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, thiếu máu não trước đây hay gặp ở người lớn tuổi do các bộ phận trong cơ thể bị lão hóa nhưng ngày nay người trẻ bị cao huyết áp, thừa cholesterol, thoái hóa đốt sống cổ cũng bị . Tăng huyết áp lâu dài dẫn đến vữa xơ động mạch và thành động mạch co cứng, từ đó khiến cho lưu lượng máu lên não không đủ.
Đối với người có lượng cholesterol cao sẽ làm hẹp động mạch ở những đoạn phân chi động mạch, từ đó dẫn đến thành mạch không đàn hồi, máu lên não kém. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng thừa chất, ăn ít rau, ít tập luyện cũng dẫn đến thiếu máu não mãn tính.
Với những người cường độ làm việc trí óc lớn, thường xuyên bị stress rất dễ co thắt mạch máu não khiến máu lên não bất thường. Riêng đối với phụ nữ, nhiều người huyết áp thấp nhưng bị thiếu máu não trầm trọng do áp lực đẩy máu lên não bị suy giảm.
Cảnh giác ngay từ cơn thiếu máu não đầu tiên
Theo các chuyên gia, chỉ cần sau 4 hoặc 5 phút không nhận được ôxy và dưỡng chất là tế bào não đã bị hủy hoại không phục hồi lại được. Ở các cơn thiếu máu não và tai biến, khi một mạch máu bị tắc nghẽn thì các mạch máu xung quanh có thể chi viện nhưng thời gian chịu đựng rất ngắn.
Khi gặp dấu hiệu đau đầu, choáng váng đi kèm với yếu liệt một bên, rối loạn cảm giác, méo mặt, nói khó… cần nghĩ ngay đến cơn thiếu máu não thoáng qua, thậm chí là nhồi máu não. Việc cần làm ngay là đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám để xác định chẩn đoán tai biến mạch máu não, tầm soát yếu tố nguy cơ và có biện pháp điều trị phù hợp.
Giảm nguy cơ thiếu máu não bằng cách nào?
Muốn giảm nguy cơ thiếu máu não cần duy trì chế độ ăn uống và vận động khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: điều trị tốt cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, loạn nhịp tim… Bên cạnh đó, nên tăng cường các chất chống gốc tự do trong khẩu phần ăn hoặc sử dụng các dạng bổ sung khác để ngăn chặn quá trình tổn thương thành mạch máu.
Biện pháp phòng chống hiệu quả hiện nay là sử dụng các loại thuốc đông y vừa tốt cho não, vừa an toàn cho người bệnh. Trên cơ sở bài thuốc cổ phương “Huyết phủ trục ứ thang” của danh y Vương Thanh Nhuệ thời nhà Thanh, Trung Quốc, các nhà khoa học Việt Nam đã gia giảm thêm một lượng thích hợp cao bạch quả và được sản xuất trên dây chuyền hiện đại để chế ra những viên thuốc 100% đông y dự phòng và điều trị cho bệnh nhân thiếu máu não.
So sánh với nhiều sản phẩm ngừa tai biến trên thị trường thì bài thuốc “Huyết phủ trục ứ thang” gia thêm cao bạch quả ưu việt hơn hẳn do được phối hợp cân bằng giữa 2 nhóm vị dược liệu có tác dụng hoạt huyết hóa ứ và bổ huyết sinh huyết, vừa cải thiện chất lượng máu, vừa giúp giãn mạch.
Đặc biệt là sử dụng các vị thuốc: Hồng hoa, ngưu tất vừa có tác dụng hoạt huyết tăng lưu lượng máu lên não vừa giúp giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa động, cao bạch quả cung cấp ôxy nuôi dưỡng tế bào não. Nhờ đó thuốc đáp ứng rất hiệu quả với căn bệnh thiếu máu não ở cả người cao tuổi và người trẻ tuổi. Sản phẩm có nguồn gốc 100% đông y nên có thể dùng để phòng tránh thiếu máu não.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]