Lá lốt, ngải cứu là loại rau quen thuộc thường dùng làm gia vị khi nấu canh, tráng trứng. Ngoài ra, hai loại cây này còn được sấy khô hoặc dùng tươi như một vị thuốc hữu hiệu chữa nhiều bệnh
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, công dụng làm ấm bụng, trừ lạnh, hạ khí, giảm đau lưng, đau chân, trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu...
Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá lốt đơn lẻ hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác như rễ cỏ xước, lá xương sông, rễ bưởi bung, sắc lấy nước uống hoặc ngâm tay chân để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đau vùng ngực và bụng do lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân, mụn nhọt, đau đầu, đau răng…Các bài thuốc hay từ lá lốt
Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh
5-10 g lá lốt phơi khô (15-30 g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30 g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Lá lốt chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân.
Chữa đau bụng do nhiễm lạnh
Lá lốt tươi 20 g, rửa sạch, đun với 300 ml nước còn 100 ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân
Lá lốt tươi 30 g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30 g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4-5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay
30 g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa đầu gối sưng đau
Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20 g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30 g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Những tác dụng của cây ngải cứu luôn vô cùng rộng rãi, theo như sách y học cổ truyền thì đây là một cây thuốc nam rất thân thiện với sức khỏe, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh như: điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ, an thai, mụn nhọt, lưu thông máu lên não… Từ xa xưa ông cha ta đã biết sử dụng sự đa năng của ngải cứ để chữa rấ nhiều bệnh.
Ngải cứu hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Đau bụng kinh là một triệu chứng hết sức dữ dội và là nỗi ám ảnh của nhiều cô gái và các chị em. Tuy nhiên bài thuốc dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết được nỗi lo đau bụng kinh, trễ kinh hoặc kì kinh kéo dài.
Bài thuốc điều kinh từ ngải cứu:
Một tuần trước chu trình kinh nguyệt, sử dụng ngải theo bài thuốc sau:
+ Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.
+ Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau:
• Lá ngải cứu khô (10g), thêm vào 200 ml nước và sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống.
• Uống 2 lần/ngày.
Giúp an thai:
- Thai phụ đang trong quá trình thai nghén nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng, ra máu:
+ Lấy 16gam lá ngải cứu tươi
+ Lấy 16gam lá tía tô
+ Đem sắc cùng với khoảng 600ml nước, đến khi cô lại còn 1 bát nước nhỏ
+ Uống 3-4 lần 1 ngày.
- Nước ngải cứu sắc theo cách này có tác dụng an thai mà vẫn an toàn với em bé, nên bạn có thể an tâm sử dụng.
Sơ cứu vết thương
Lá ngải cứu tươi giã nát, thêm vào 1/3 muỗng cà phê muối, rồi vo gọn đắp lên vết thương đang chảy máu. Vì ngải cứu có tác dụng cần máu nhanh, giảm đau nhức ở vết thương.
Trị mụn, mẩn ngứa
- Làm đẹp:
+ Lá ngải cứu tươi rửa sạch, giã nát, đắp lên mặt để trong vòng 15-20 phút rồi rửa sạch.
- Chữa mẩn ngứa:
+ Lấy nước ngải bôi lên những chỗ mẩn ngứa, hăm tã ở trẻ.
Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi, chữa đau đầu hoa mắt
+ Lấy 300gam lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm vào 2 muỗng mật ong, vắt lấy nước uống.
+ Uống vào buổi trưa, và chiều.
+ Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Bổ máu, lưu thông máu
+ Ngải cứu, trứng gà, gia vị
+ Lá ngải cứu cắt nhỏ, đánh tan với 1 quả trứng gà, bỏ thêm hạt nêm và các gia vị khác, rán vàng, ăn với cơm, hoặc ăn không đều được.
Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu
- Cách 1:
+ Ngải cứu (300gam)
+ Khuynh diệp (100gam)
+ Lá bưởi (100gam)
+ Nấu với 2 lít nước, rồi xông cả cơ thể trong 15 phút.
- Cách 2:
+ Nấu nước thuốc gồm: ngải cứu, tía tô, lá tần dầy, lá sả
+ Uống từ 3-5 ngày giúp giải cảm.
Lưu ý: Tác dụng của ngải cứu rất tốt, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.
+ Nếu sử dụng ngải cứu trong thời gian dài và nhiều sẽ làm dây thần kinh trung ương của bạn dễ bị hưng phấn, mang đến tác dụng phụ là làm chân tay run rẩy, nặng hơn có thể dẫn tới co giật, nói sàm, tê liệt.
+ Trường hợp nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]