Phương pháp này sử dụng các dụng cụ có hình dạng khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng khác nhau trên cơ thể, tạo ra cảm giác đau, tức, tê buốt, nóng rát khác nhau, giúp kích hoạt các bộ phận và giác quan trên cơ thể hoạt động lại.
Phương pháp diện chẩn là gì?
Diện chẩn là phương pháp hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc của Việt Nam, ra đời từ năm 1980. Phương pháp này sử dụng các dụng cụ có hình dạng khác nhau để lăn, hơ, gõ, cào vào các vùng khác nhau trên cơ thể, tạo ra cảm giác đau, tức, tê buốt, nóng rát khác nhau, giúp kích hoạt các bộ phận và giác quan trên cơ thể hoạt động lại.
Phương pháp diện chẩn
Quy trình thực hiện phương pháp diện chẩn
Việc thực hiện phương pháp này có thể tiến hành ở các phòng mạch hoặc tại nhà. Người nhà có thể được hướng dẫn để tự điều trị cho bệnh nhân. Các bước thực hiện phương pháp này như sau:
- Tắm rửa sạch sẽ cho bệnh nhân trước khi tiến hành.
- Khi bắt đầu, cho bệnh nhân ngồi nghỉ một lúc, đồng thời hỏi han, chia sẻ thông tin để bệnh nhân và gia đình yên tâm.
- Cho bệnh nhân ngồi, cào đầu (khoảng 10 phút cả 2 bên), rồi dùng búa gôm gõ nhẹ nhàng khắp đầu.
- Cho bệnh nhân nằm xuống, thực hiện tác động trên mặt (làm phần mặt làm trước để bệnh nhân cảm thấy tỉnh táo):
+ Gõ nhẹ các huyệt (65 – 100 – 103 – 106- 300). Sau đó, hơ ngải cứu mỗi huyệt khoảng 60 tiếng đếm chậm (tương đương 1 phút)
+ Lăn 2 bên gờ mày từ trong ra ngoài, lăn từ đầu mày tới chân tóc trán, lăn mũi mép, lăn mép ụ cằm.
- Cho bệnh nhân nằm sấp, thực hiện quân bình năng lượng (Hoàng Chu): dùng bàn ủi cán dài (tức cây lăn ba trục cán dài) lăn từ thắt lưng lên vai gáy (không lăn xuôi). Cho bệnh nhân nghỉ 5 phút
- Để bệnh nhân ngồi, day ấn rồi hơ ngải cứu các huyệt (bả vai, khuỷu tay, cổ tay, các khớp ngón tay và đầu ngón tay) bên bi liệt. Vê đi vê lại nhiều lần các khớp ngón tay (khi có dấu hiệu phục hồi, các ngón tay bao giờ cũng cử động trước).
Lăn phân đoạn từ bả vai xuống khuỷu tay, từ khuỷu tay xuống cổ tay, từ cổ tay ra ngón tay, lăn lòng bàn tay, day ấn các đầu ngón tay (phần này ta lăn đi lăn lại, không nhất thiết phải lăn 1 chiều, nếu lăn tròn được càng tốt).
- Nếu bệnh nhân mỏi, cho nằm. Day ấn các huyệt; khớp háng, đầu gối, cổ chân, khớp ngón chân, đầu ngón chân. Sau đó, hơ ngải cứu các chỗ vừa day ấn.
Dùng cầu gai đôi (sừng) lăn phân đoạn từ háng xuống đầu gối, từ đầu gối xuống cổ chân, mu bàn chân, lòng bàn chân. Dùng búa cao su to gõ các đầu ngon chân, gót chân.
- Với bên không bi liệt, ta cũng làm các bước như vậy nhưng liệu trình ngắn hơn.
Làm toàn bộ các bước như mô tả trên hết 1giờ 45 phút. Cho bệnh nhân nghỉ 15 phút trước khi ngồi dậy. Bệnh nhân sau khi điều trị không tắm đêm, không ăn chua, không uống nước đá.
Bộ dụng cụ thực hiện diện chẩn
- Các cây lăn: Gồm lăn đồng, lăn cầu gai, lăn đinh... Mỗi loại có thể có 1 hay 2 đầu với nhiều kích cỡ khác nhau.
- Búa nhỏ và búa lớn.
- Dò huyệt: có loại đầu dò hai đầu và cây dò hạt.
- Cào
- Lăn dò gai hoặc lăn dò đinh.
Lăn dò gai hoặc lăn dò đinh
Các dụng cụ có thể bằng nhựa hoặc bằng đồng với nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy từng đối tượng mà lựa chọn từng loại cho phù hợp.
Diện chẩn là phương pháp khá hiệu quả, an toàn và ít tốn kém để điều trị cho những bệnh nhân tai biến liệt nửa người. Mọi người có thể dùng nó để tự phòng và chữa bệnh trong gia đình, giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc men, bác sĩ và bệnh viện. Tuy nhiên, để điều trị cần phải kiên trì và lâu dài mới có hiệu quả, đòi hỏi không chỉ những nỗ lực của bệnh nhân mà còn của những người chăm sóc.
Trong thời gian điều trị bằng phương pháp diện chẩn cũng cần chú ý để chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh cũng như tinh thần cho bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị, hạn chế các tai biến có thể xảy ra.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]