Giống như các bệnh tim khác, việc điều trị rối loạn nhịp tim và dẫn truyền cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chủ động và tích cực thay đổi chế độ ăn và tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao sức khỏe
Chẩn đoán
Để chẩn đoán một rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn và tiến hành một cuộc kiểm tra. Bác sĩ có thể tiến hành hỏi hoặc thử nghiệm điều kiện có thể gây ra rối loạn nhịp tim của bạn, tiến hành các bài kiểm tra nhịp tim bằng các xét nghiệm cận lâm sàng:
Thực hiện biện pháp điện tâm đồ (ECG) ở các cơ sở y tế
- Điện tâm đồ (ECG): giúp phát hiện các hoạt động điện tim.
- Siêu âm tim: cho các thông tin về kích thước, cấu trúc, dẫn truyền và nhịp tim của bạn.
- Cấy vòng quay: thiết bị này được cấy dưới da vùng ngực giúp phát hiện nhịp tim bất thường.
- Ngoài ra, có thể thực hiện các xét nghiệm khác như: kiểm tra thể lực. Bạn sẽ được yêu cầu tập trên máy chạy bộ hoặc đi xe đạp đứng yên để theo dõi hoạt động của tim.
Điều trị rối loạn dẫn truyền và nhịp tim
Nhiều rối loạn nhịp tim có thể biến mất một cách đơn giản bằng cách thay đổi lối sống. Nếu không có thể điều trị bằng dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các kỹ thuật không phẫu thuật khác. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào mức độ và tần suất của rối loạn nhịp tim.
- Phong cách sống: Có rất nhiều cách thay đổi lối sống giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh lý bao gồm cả một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên. Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, cắt giảm việc sử dụng các thức uống chứ chất kích thích chưa cồn,cafein ...(rượu, bia, cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la, và một số thuốc giảm đau). Bạn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để thiết lập chế độ ăn và luyên tập phù hợp với tình trạng bệnh của bạn
- Sử dụng thuốc điều trị rối loạn dẫn truyền và nhịp tim: việc sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Phẫu thuật và các biện pháp không cần phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị cần các điều kiện khắc khe và bác sĩ điều trị cần có tay nghề cũng như kinh nghiệm tốt. Những kỹ thuật này có thể bao gồm:
- Liệu pháp sốc điện
- Cấy máy khử rung tim (ICD)
- Máy tạo nhịp tim cấy dưới da
Thay đổi các yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn nhịp tim và dẫn truyền cũng như các bệnh tim khác. Một số yếu tố nguy cơ đối với bệnh rối loạn nhịp tim không thể thay đổi, nhưng một số khác bạn hoàn toàn có thể thay đổi chúng. việc thay đổi các yếu tố nguy cơ giúp bạn có một cuộc sống khỏe mạnh lâu hơn.
Yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi
- Tuổi : nguy cơ bệnh tim tăng theo độ tuổi.
- Giới tính: đàn ông có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn so với những người phụ nữ vẫn đang có kinh nguyệt. Tuy nhiên sau khi mãn kinh thì nguy cơ của phụ nữ lại cao hơn.
- Gen hoặc chủng tộc của bạn. Nếu cha mẹ của bạn có bệnh tim thì bạn có nguy cơ cao hơn những người khác.
Các yếu tố nguy cơ bạn có thể thay đổi
- Hút thuốc. Nếu bạn đang hút thuốc thì bạn nên bỏ để giúp có một trái tim và cơ thể khỏe mạnh
- Kiểm soát huyết áp, tiểu đường, cholesterol của bạn thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục, và thuốc.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Giữ một trọng lượng cơ thể phù hợp bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, chế độ ăn kiêng và bắt đầu chương trình giảm cân, nếu bạn cần phải giảm cân.
- Cố gắng giảm sự căng thẳng thông qua các lớp học đặc biệt hoặc chương trình chẳng như thiền hoặc yoga.
- Hạn chế rượu
- Dinh dưỡng tốt là quan trọng đối với sức khỏe tim mạch của bạn và sẽ giúp kiểm soát một số yếu tố nguy cơ của bạn.
Chọn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh
- Chọn một chế độ ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám.
- Chọn protein nạc như thịt gà, cá, đậu và các loại đậu.
- Chọn các sản phẩm từ sữa ít chất béo.
- Tránh muối và chất béo được tìm thấy trong các loại thực phẩm chiên, thực phẩm chế biến, và bánh nướng.
- Chọn các sản phẩm chứa chất béo bão hòa như thay mỡ động vật bằng dàu thực vật như dầu oliu, đậu nàng, hướng dương,…
- Uống đủ nước 1,5-2 lít một ngày
Điều trị rối loạn nhịp tim và dẫn truyền có rất nhiều cách phụ thuộc vào mức độ và tần suất của bệnh. Chúng ta có thể điều trị bệnh hoặc cải thiện và phòng bệnh bằng cách đơn giản là thay đổi lối sống cũng như thói quen của bạn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]