Định nghĩa
Giãn phế quản, viêm phế quản
Bệnh giãn phế quản là sự giãn không hồi phục của phế quản, tức là phế quản không thể co lại trong khi thở ra. Giãn phế quản có thể xảy ra ở phế quản lớn hoặc phế quản nhỏ hoặc cả hai.
Không khí lưu thông trong phổi nhờ các ống phế quản (khí quản). Ở những bệnh nhân giãn phế quản, các phế quản của phổi bị hư hỏng không thể co lại được kiến không thể đẩy khí bẩn ra khỏi phổi.
Phế quản phổi được bảo vệ bởi dịch nhầy và lông mao. Chất nhầy là một chất lỏng nhớt đóng vai trò chống lại các hạt bụi bẩn đi vào phổi. Lông mao là những cấu trúc có vai trò đẩy bụi bẩn và chất nhầy ra khỏi phổi. Trong các ống phế quản của một người bị giãn phế quản, các lông mao bị phá hủy. Vì không có (hoặc rất ít) nên không thể đẩy các hạt và chất nhầy do đó được tích lũy thành đờm. Đờm có thể trở nên dính và khó khạc ra ngay cả khi ho.
Đờm tích lũy là một môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và lây nhiễm vào phổi, gây tổn hại thêm các ống phế quản khác.
Nguyên nhân
Trong đa số các trường hợp giãn phế quản gây ra bởi chấn thương hoặc do tổn thương bởi các bệnh lý đường hô hấp. Sự tổn thương này có thể là hậu quả của nhiễm trùng phổi như: viêm phổi, sởi, ho gà, nhiễm nấm…
Những nguyên nhân gây hẹp phế quản dẫn đến ứ dịch tiết dẫn đến nhiễm trùng và phế quản bị giãn ra, đôi khi chỉ trong 2 - 3 tuần. Những nguyên nhân này thường chỉ được phát hiện nhờ nội soi phế quản. Nguyên nhân có thể là do khối u (lành tính hoặc ác tính) hoặc có thể là lao bởi một ổ lao sơ nhiễm tiến triển hay di chứng của lao.
- Viêm phổi
Viên phổi một nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nhất đối với người cao tuổi, trẻ sơ sinh, và những người có bệnh khác hoặc hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Ở những đối tượng này nguy cơ giãn phế quản cao hơn so với người bình thường.
- Áp xe phổi: để lại di chứng là sẹo xơ trên phổi gây hẹp phế quản.
- Di chứng của các bệnh phế quản - phổi cấp nặng trong thời kỳ thiếu niên, có thể do bị sởi hặc ho gà. Và đây là 2 bệnh thường gặp nhất gây nên di chứng giãn phế quản.
- Bệnh nhầy nhớt (bệnh xơ tụy tạng nhầy - kén): là những bệnh bẩm sinh di truyền; trong những bệnh này có rối loạn về tiết dịch gây nên những nhiễm trùng phế quản - phổi tái phát dẫn đến những thể giãn phế quản rất nặng thậm trí suy hô hấp mạn.
- Dị ứng Aspergillose là bệnh miễn dịch dẫn đến tăng quá nhiều bạch cầu ái toan ở phế quản lớn và gây tổn thương các phế quản này.
- Tổn thương phổi do các dị vật ở đường hô hấp hoặc hít phải amoniac, các khí độc hại, chất lỏng cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển giãn phế quản.
- Bẩm sinh (thường rất ít gặp). Chẳng hạn như hội chứng artagener là bệnh rối loạn hoạt động của lông mao liên quan đến sự phát triển của giãn phế quản. Một nguyên nhân phổ biến là xơ nang bẩm sinh được xem là yếu tố để dẫn tới sự phát triển của giãn phế quản.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch: dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể tái phát nhiều lần gây giãn phế quản.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản. Tuy nhiên, đa phần trong số chúng đều là những nguyên nhân có thể phòng tránh. Vì vậy, việc hiểu rõ những nguyên nhân này có ý nghĩa rất lớn để phòng chống bệnh.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]